Câu 8:
-Nam châm mang từ tính, sắt cũng là vật liệu từ tính vì vậy bất kỳ vật liệu nào bằng sắt đều sẽ bị hút. Trong khi đó, các kim loại khác như nhôm, đồng, vàng,.. không có từ tính nên sẽ không bị nam châm hút.
+ Có 2 từ cực là cực nam và cực bắc và kí hiệu là Bắc (S) và Nam(N)
+Tương tác giữa hai nam châm : khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
Câu 9:
-Tác dụng từ của dòng điện:
+ Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
+ Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên nam châm đặt gần nó.
+ Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
+Cách nhận biết từ trường : nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nới đó có từ trường.
Câu 10:
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.