Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB< AC) có đường cao AH, M là trung
điểm của cạnh AB, D là điểm đối xứng với H qua M.
a) Chứng minh: tứ giác AHBD là hình chữ nhật.
b) Cho AB = 10cm, AH =8cm. Tính diện tích tứ giác AHBD.
c) Trên tia HC lấy điểm E sao cho HE = HB. Chứng minh: tứ giác ADHE là hình bình hành.
d) Gọi N là giao điểm của AH và DE, K là trung điểm của cạnh AC.
Chứng minh ba điểm M, N, K thắng hàng.
“Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối. “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, (...), và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc là thường xuân chuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chăng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? 0, em thân yếu, đó chính là kiệt tác của chị Bơ - men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.
Câu 4 (3.5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” đã ca ngợi tình yêu thương của những con người nghèo khổ. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng 1 thán từ và 1 dấu ngoặc đơn (gạch chân thán từ, câu chứa dấu ngoặc đơn và chú thích rõ)
Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.
Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
(Ngữ văn 8, tập Một).
Câu 1. Dựa vào đoạn văn trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ (gạch chân và chú thích).
Câu 2. Theo em, vì sao tác giả không đặt tên cho nhân vật của mình trong truyện?
Câu 3: Cho câu văn: “Qua những mộng tưởng đẹp lung linh trong ánh lửa diêm, ta không chỉ thấy những ước mơ, khao khát về một mái ấm hạnh phúc của tuổi thơ mà ta còn xót xa trước số phận của một em nhỏ bất hạnh”. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu), phân tích những mộng tưởng của cô bé. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và dấu hai chấm. (Chú thích rõ câu ghép và dấu hai chấm)