Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?
A. Trướng huỳnh
B. Rèm the
C. Giấc hòe
D. Đỉnh Giáp non thần
Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?
A. Trướng huỳnh
B. Rèm the
C. Giấc hòe
D. Đỉnh Giáp non thần
Trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, từ “hoa” được dùng với biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ước lệ
D. Ẩn dụ
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: B. Hoán dụ
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều trong đoạn trích?
A. Giản dị, thân mật
B. Cầu kì, phức tạp
C. Thơ mộng, thiêng liêng
D. Lễ nghi, khách sáo
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: A. Giản dị, thân mật
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Những hành động “vội rủ rèm the”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa” “Xăm xăm băng lối vườn khuya” cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?
A. Vội vàng và nông nổi
B. Táo bạo nhưng sỗ sàng
C. Mạnh dạn và chủ động
D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn đáp án: C. Mạnh dạn và chủ động
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThúy Kiều cảm thấy dù tình yêu đang ở lúc nồng nàn, say đắm nhất thì nàng luôn lo lắng liệu đó có phải giấc chiêm bao, mọi thứ phải chăng rồi sẽ tan biến.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân.”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKiều đi tìm gặp Kim Trọng, Nàng với những bước chân nhanh nhẹn “xăm xăm”, can đảm đến bên nhân tình cùng nhau xướng họa văn thơ, tâm sự bầu bạn. Theo từng bước đi đó của Thúy Kiều là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du, mở rộng ranh giới tình cảm cho nhân vật. Nàng cứ thế bước đi trong vườn khuya, dần lạc vào ảo mộng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhông gian thơ mộng, thiêng liêng của cuộc thề nguyện:
– Hình ảnh: Ánh trăng, le lói, ánh đèn chập chờn, bước chân người đẹp nhẹ nhàng ⇒ không gian đẹp nhưng có cảm giác như hư ảo.
– Hương thơm sâu.
– Trăng tròn ⇒ thiên nhiên vĩ đại vĩnh hằng ⇒ tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám.
– Ghi tên tờ giấy viết lời tuyên thệ.
– Tặng kỷ vật: Tóc mây.
⇒ Lời nguyền trong không gian: Thơ mộng, trang trọng, thiêng liêng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng "trăng" trong đoạn trích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều - Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền là một tình cảm tiến bộ nhưng cũng rất sâu sắc. Tình yêu Kim Kiều là sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Đó cũng là một niềm tin vào tình cảm mãi thủy chung son sắt của hai người.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu sức gợi và hệ thống hình ảnh y phục, đan xen việc sử dụng điển và nhiều từ ngữ thông tục có giá trị tượng hình và biểu cảm, đoạn văn Thề Nguyền giúp người đọc hiểu được quan niệm về tình yêu. tình yêu tự do, tiến bộ của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã dựng nên một cảnh đẹp, đó là đêm trăng tình, đêm hẹn ước để thể hiện khát vọng tự do của Thúy Kiều. Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng chứa đựng sự trong sáng, thủy chung, son sắc. Cảnh thề nguyền trong đêm trăng là giây phút hạnh phúc nhất đời Thúy Kiều, bởi lúc ấy nàng được sống và được yêu say đắm. Không chỉ có một lời thề hay một lời hứa, cô ấy giờ đây đã ở bên người mình yêu. Qua mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo về tình yêu và hạnh phúc con người. Chưa kể đến những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa, một bộ phận luôn bị lễ giáo khống chế.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)