Ôn tập cuối học kì 1

Câu 9 (SGK Cánh Diều trang 127)

Hướng dẫn giải

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều trang 127)

Hướng dẫn giải

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều trang 126)

Hướng dẫn giải

- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.

- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều trang 127)

Hướng dẫn giải

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh Diều trang 126)

Hướng dẫn giải

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy. 

- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 126)

Hướng dẫn giải

Tác phẩm

Nội dung chính

Nhân vật tiêu biểu

Chí Phèo (Nam Cao)

Phản ánh số phận bi thảm của người dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn nhận, đánh giá con người.

Chí Phèo

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một người tài hoa, tâm trong sang và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó thể hiện quan niệm, sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước

Huấn Cao

Tấm lòng người mẹ (Huy-gô)

Kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng - tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc.

Phăng-tin, Giăng-van Giăng

Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan)

Lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả và cuộc đời để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

Tư Bền

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 126)

Hướng dẫn giải

- Bài 1 học thơ và truyện thơ (truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm). Có các văn bản thơ là Sóng của Xuân Quỳnh, Tôi yêu em (Pu-skin), Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân gian của dân tộc Thái) và truyện thơ Nôm qua văn bản Nỗi niềm tương tự (trích Bích Câu kì ngộ – Vũ Quốc Trân).

- Đề tài của các văn bản thơ và truyện thơ đều viết về tình yêu lứa đôi (xưa và nay). Chủ đề chung của các văn bản đều tập trung nói lên các cung bậc tình cảm, cảm xúc đa dạng, phong phú (yêu thương, lo lắng, tương tư, nhớ mong,...); ca ngợi tình yêu trong sáng, thuỷ chung, say đắm, rộng lượng, vị tha,...

- Về một số đặc điểm cần chú ý khi đọc các văn bản thơ này, HS cần xem kĩ mục 1. Chuẩn bị, nhất là nội dung giới thiệu tóm tắt tác phẩm và bối cảnh trích đoạn truyện thơ; xem lại các nội dung đọc hiểu của hai văn bản này.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 126)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 126)

Hướng dẫn giải

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều trang 127)

Hướng dẫn giải

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).

- Bài thuyết minh tổng hợp:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)