Tự đánh giá cuối học kì 1

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Chọn phương án: C

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Chọn phương án: B

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Chọn phương án: B

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Chọn phương án: C

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Chọn phương án: A

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Nhan đề “Hai chị em” chỉ mang nghĩa trung tính, thuần túy đưa thông tin: chỉ số lượng 2 người – 1 là chị và 1 là em, có thể đã lớn (người lớn); không có màu sắc biểu cảm.

Nhan đề “Hai đứa trẻ” ngoài nội dung thông tin số lượng đã nêu, còn mang màu sắc biểu cảm. Chữ “đứa trẻ” chỉ trẻ con, bé nhỏ, chưa thành người lớn, gợi sự côi cút, thương cảm.

→ Nhan đề “Hai đứa trẻ” là phù hợp nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Cánh Diều trang 130)

Hướng dẫn giải

Câu văn thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, thái độ thương xót, cảm thông của tác giả đối với số phận những người dân nghèo, về một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc không lối thoát.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Cánh Diều trang 131)

Hướng dẫn giải

- Ba biểu hiện đối lập: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất. Miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh) và để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,…)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Cánh Diều trang 131)

Hướng dẫn giải

- Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.

- Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:

+ Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

+ Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. 

+ Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

→ Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ không ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Cánh Diều trang 131)

Hướng dẫn giải

- Đoàn tàu sáng rực rỡ là biểu hiện cho tương lai, làm rực sáng phố huyện đầy đêm đen, làm huyên náo phố huyện âm thầm, u buồn,… Nó như là niềm hi vọng của tương lai,… vì thế chị em Liên dù rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi chuyến tàu.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)