Ôn tập Chương 4 và Chương 5

Bài 9 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, với qui mô đàn hợp lý, chọn giống có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng qui định; chăm sóc chu đáo; phòng trị bệnh nghiệm ngặt; tiêu thụ sản phẩm kịp thời; ghi chép theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh các khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay vv…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 10 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

(1) Vai trò:

-Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

-Chuồng nuôi sẽ giải quyết được vấn đề giữ khoảng cách đảm bảo giữa nhà ở và vật nuôi

-Chuồng nuôi giúp gà tránh được những thay đổi của thời tiết ( tránh nắng mưa, gió bão..), đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi (nền chuồng đảm bảo khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh). Và là nơi cho gà nghỉ ngơi

-Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh…) (cần thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng thường xuyên..)

-Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

-Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

(2) Chuồng nuôi hợp vệ sinh:

-Lượng khí độc ít.

-Đảm bảo rộng rãi, khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

-Cao ráo, thoáng mát phù hợp với thời tiết.

Các thiết bị khác chuồng cần được bố trí hợp lý.

-Chuồng nên quay về hướng đông nam, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, đảm bảo được việc đón ánh nắng, đón sáng đầy đủNền chuồng cao, tránh gây trơn trượt và ẩm ướt khi vào mùa mưa.

-Chọn địa điểm phải cách xa khu dân cư theo khoảng cách đúng quy định.

-Chuồng đảm bảo vệ sinh, quét vôi sáng sủa, phòng chuột, rắn, ruồi, muỗi.

-Tường nên xây bằng gạch để ủ ấm vật nuôi, mái che nên thiết kế dốc để thoát nước nhanh (Thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh, tránh đọng nước gây ô nhiễm sau này)

(Trả lời bởi *•.¸♡ 𝓐𝓷𝓱𝓱 𝓣𝓱𝓾̛𝓾̛ ♡¸.•*)
Thảo luận (2)

Bài 5 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

- Mục đích: Đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt.

- Biện pháp:

       + Chăm sóc (vận động, tắm chải, kiểm tra thể trọng và tinh dịch)

 

       + Nuôi dưỡng (thức ăn có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin).

       + Kiểm tra khả năng phối giống.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi cái ở giai đoạn mang thai dẫn đến trước hết là con cái không đủ sức khỏe, thiếu chất, thiếu dinh dưỡng và sau đó là ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi con sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm chăn nuôi => Ít mang lại giá trị kinh tế cho người nuôi, tổn thất kinh tế cho người nuôi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

- Phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con:

       + Giai đoạn nuôi dưỡng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.

       + Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.

- Vì vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Ưu điểm:

- Dễ nuôi, ít bệnh

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

- Nguồn thức ăn dễ kiếm

- Chuồng trại đơn giản, ít tốn kém

- Tự sản xuất con giống

- Thịt thơm ngon

Nhược điểm:

- Chậm lớn

- Kiểm soát bệnh dịch khó khăn

- Quy mô đàn vừa phải

(2) Nuôi nhốt:

Ưu điểm:

- Dễ kiểm soát dịch bệnh

- Nhanh lớn

- Ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

- Cho năng suất cao và ổn định.

Nhược điểm:

- Thịt không ngon bằng chăn thả tự do

- Chuồng trại phức tạp 

- Đòi hỏi điều kiện kinh tế vì cần phải đầu tư nhiều hơn

(3) Bán chăn thả tự do

Ưu điểm: 

- Dễ nuôi, ít bệnh tật

- Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều

- Hầu hết tự sản xuất con giống

- Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.

Nhược điểm:

- Quy mô đàn vừa phải, không quá lớn

- Vật nuôi chậm lớn

- Việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

- Bác sĩ thú y

- Nhà chăn nuôi (Nhà chăn nuôi lợn; nhà chăn nuôi trâu, bò; Nhà chăn nuôi dê; Nhà chăn nuôi gia cầm; Nhà chăn nuôi tôm cá..)

- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản

- Nghề chọn và tạo giống vật nuôi

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (2)

Bài 1 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

– Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….

– Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.

– Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.

– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Những đặc điểm cơ bản của các nghề phổ biến trong chăn nuôi:

- Bác sĩ thú y: chăm sóc, theo dõi sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

- Nhà chăn nuôi: nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi;

- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.

- Nghề chọn tạo giống vật nuôi: nghiên cứu, chọn lọc và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK - Trang 71)

Hướng dẫn giải

* Tầm quan trọng: 

- Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Đảm bảo môi trường sống của con người.

- Thực hiện phương châm: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

* Yêu cầu:

- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:

+ Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, ... thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển.

+ Xây dựng chuồng nuôi: hướng chuồng, kiểu chuồng đảm bảo thông gió, đủ ảnh sáng, kiểm soát được nhiệt độ; chuồng được giữ vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ;

+ Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh;

+ Xử lí phân,rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như sức khỏe con người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)