6. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
6. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTú Uyên đang đi du ngoạn, bỗng gặp một cô gái như từ trong tranh bước ra. Nhưng khi đến đình Quảng Vân, người con gái đẹp ấy biến mất, làm cho Tú Uyên ôm mộng nhớ nhung.
Trong một lần tình cờ, Tú Uyên đã mua được bức tranh đẹp, người trong bức tranh đó y như người mà chàng ngày đêm mong ngóng. Chàng ngày đêm tương tư, đối xử với bức tranh như người thật.
Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giường chiếu đã sắp xếp gọn gàng, cơm nước đủ đầy. Sự việc kì lạ ấy đã diễn ra khoảng nửa tháng làm cho chàng dấy lên sự nghi ngờ. Để làm rõ chuyện này, chàng đã giả vờ đi học rồi nửa đường quay lại, nấp ngoài cửa sổ để xem ai đã làm những việc đó. Lúc đó, chàng đã thấy người đẹp từ trong tranh bước ra, dọn dẹp nhà cửa và làm mâm cơm đó. Không thể chờ đợi nổi, chàng đã xô cửa bước vào, giữ tay nàng và không cho nàng trở lại vào tranh.
Nàng tự giới thiệu mình là Giáng Kiều, có duyên nợ từ kiếp trước nên đã xuống trần gian đi theo tiếng gọi của con tim. Từ đó, Tú Uyên và Giáng Kiều sống hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng, ba năm sau, Tú Uyên dần quên lãng chuyện đèn sách, chìm đắm rượu chè, dù vợ đã hết lời khuyên can. Lực bất tòng tâm, Tú Uyên không nghe lời, nhân lúc chàng ngủ, Giáng Kiều đã bay về trời.
Khi thức dậy, Tú Uyên hối hận đến không ăn không ngủ, rồi suy nghĩ tự tử hiện lên trong đầu chàng. Chàng vừa vắt khăn lên xà thì Giáng Kiều hiện lên, tha thứ cho chàng sau lời thề không bao giờ tái phạm lỗi lầm này. Thế là hai người lại trở lại bên nhau, có một đứa con trai thông minh. Không lâu sau đó, có hai con hạc đậu ngoài sân, hai vợ chồng liền dặn con ở lại rồi cùng cưỡi hạc bay về trời.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
2. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChi tiết có vai trò quan trọng: Tú Uyên gặp được Giáng Kiều – người trong mộng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
5. Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDấu hiệu cho thấy văn bản thuộc truyện thơ Nôm bác học là:
- Lấy cảm hứng từ những sự tích lịch sử trong dân gian Việt Nam, được viết dưới dạng thơ lục bát.
- Xoay quanh đề tài tình yêu, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
- Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
3. Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tú Uyên: Thư sinh mồ côi cha mẹ, chuyên tâm đọc sách. Chàng vốn không tin vào thần tiên nhưng kể từ khi gặp Giáng Kiều chàng ngày đêm ôm mộng, mong nhớ.
- Giáng Kiều: Tiên nữ xinh đẹp, có tấm lòng bao dung.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
1. Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
1. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- “Người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” có nghĩa là vẻ đẹp lộng lẫy, sinh động như từ trong tranh bước ra.
- Người đẹp bước ra từ một bức tranh là cô gái có vẻ đẹp sinh động, đường nét mềm mại, uyển chuyển.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
2. Tưởng tượng: Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trước:
+ Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ
+ Yên ắng, không người.
- Sau:
+ Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui.
+ Nhà tranh biến thành lâu đài.
+ Quần áo, xiêm hài đầy đủ.
+ Bạn bè đông đủ tới chúc mừng.
+ Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
4. Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thái độ: Hy vọng tình cảm này sẽ duy trì và phát triển.
- Tình cảm: Sự thương mến, ái mộ thủy chung son sắt.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)