Đọc hiểu văn bản: Buổi học cuối cùng (Đô-đê)

Yêu cầu 1 (Phần chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

1. Tiểu sử

- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp.

- Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcông…

- Ông đạt đến danh 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Yêu cầu 2 (Phần chuẩn bị) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Văn bản “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của một trường làng thuộc vùng An – dát.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 1 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất ( là một cậu bé tên Phrăng).

- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 2 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Sự khác lạ quang cảnh ở trường.

+ Mọi sự bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

Tất cả sự khác thường báo hiệu một điều bất thường, một biến cố trọng đại sắp xảy ra.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 3 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Không khí lớp học có cái gì đó khác thường, trang trọng. Thành phần tham dự lớp học cũng khác: có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu, thầy Ha – men ăn mặc trang trọng hơn mọi ngày: mặc chiếc áo ranh đơ gốt màu xanh, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dung trong những hôm thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Thái độ của thầy Ha – men cũng khác: Phrang đi trễ nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng nhắc nhở cậu bé vào chỗ. Giọng nói của thầy vô cùng xúc động và trang nghiêm. Thầy bước lên bục giảng với giọng nói dịu dàng và trang nghiêm.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 4 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Nếu là trước đây thì cậu bé Phrang thấy chán ngán, nặng nề. Còn bây giờ thì những quyển ngữ pháp, thánh sử dường như trở thành người bạn cố tri, và sẽ rất đau lòng khi cậu phải giã từ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 5 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

 Phrăng bị trừng phạt thế là đủ rồi bởi khi còn được học tiếng Pháp cậu còn ham chơi, và đến ngày hôm nay khi chuẩn bị mất đi tiếng nói của dân tộc mình cậu cảm thấy ân hận. Nhưng cậu chí ít vẫn chưa phải là người đáng tội nhất.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 6 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hóa, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 7 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

 “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” Băn khoăn của cậu bé Phrăng hay cũng chính là băn khoăn của những người dân bị mất nước. Liệu ngày mai đây khi tất cả mọi người dân Pháp đều phải học tiếng Đức thì tiếng Pháp của họ có bị mai một. Nếu những người dân Pháp không đứng lên đấu tranh thì tất yếu đất nước cũng rơi vào diệt vong.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 8 (Phần đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Thầy Ha – men khi viết dòng chữ cuối cùng:

+ Người tái nhợt, nghẹn ngào

+ Thầy dường như kiệt sức

+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”

+ Đứng im dựa đầu vào tường

Thể hiện sự đau đớn dữ dội về mặt tinh thần.

 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)