Bài 9. Đại cương về Polymer

Luyện tập mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 52)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Trong Ví dụ 6, các monomer kết hợp với nhau bằng phản ứng trùng hợp. Liên kết bội trong monomer bị phá vỡ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Tên gọi của nhiều loại polymer: poly + tên monomer tương ứng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Trong Ví dụ 2, liên kết giữa các mắt xích trong phân tử polymer bị phá vỡ.

- Mạch polymer bị phân huỷ hoàn toàn thành monomer.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Công thức cấu tạo của thuỷ tinh hữu cơ:

Một số ứng dụng của thuỷ tinh hữu cơ:

+ Đồ gia dụng: Dùng để sản xuất ly, đĩa, tô, hũ đựng, bình hoa,...

+ Ngành xây dựng và trang trí nội thất: Được ứng dụng để sản xuất cửa sổ cách âm, mái vòm, kính trong suốt hoặc bán mờ,... 

+ Ngành giao thông: Người ta dùng thủy tinh hữu cơ để sản xuất cửa sổ máy bay, đèn xe máy, kính chắn gió ô tô,...

+ Lĩnh vực chiếu sáng: Dùng để sản xuất đèn chùm, đèn huỳnh quang,...

+ Ngành y tế sức khỏe: Được ứng dụng trong xương và răng giả hoặc sản xuất các thiết bị, dụng cụ y tế,...

+ Lĩnh vực khác: Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng trong sản xuất thiết bị truyền thông quang học, dụng cụ thí nghiệm, phòng vô trùng, ống kính Fresnel,… 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 51)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu tạo giống nhau của các polymer: đều do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

- Tính chất vật lí của polymer: Ở điều kiện thường, polymer thường là chất rắn, không tan trong nước. Hầu hết polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định, khi nóng chảy chúng tạo thành chất lỏng có độ nhớt cao. Một số polymer có tính đàn hồi, một số polymer cách điện, cách nhiệt, một số polymer dai và bền.

- Tính chất hoá học của polymer: Polymer có thể tham gia phản ứng cắt mạch, phản ứng tăng mạch hoặc tham gia một số phản ứng nhưng không làm thay đổi mạch polymer như phản ứng cộng, phản ứng thế …

- Phương pháp dùng để tổng hợp một số polymer thường gặp: phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Một số vật dụng thường ngày được làm từ polymer: chai nhựa, hộp nhựa, hộp xốp đựng thực phẩm, găng tay cao su, ủng cao su, áo mưa …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 51)

Hướng dẫn giải

- Vật dụng làm bằng vật liệu polymer có tính đàn hồi: gang tay cao su, đệm cao su, gối cao su non …

- Vật dụng làm bằng polymer có tính cách điện, cách nhiệt: hộp nhựa, bình nhựa, ống dẫn nước PVC, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)