Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí, hãy giải thích vì sao đường đẳng áp p2 lại ở trên đường đẳng áp p1 trong hình 6.7.
Dựa vào thuyết động học phân tử chất khí, hãy giải thích vì sao đường đẳng áp p2 lại ở trên đường đẳng áp p1 trong hình 6.7.
Cho một khối khí dẫn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 32 °C đến nhiệt độ t2 = 117 °C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7 lít. Xác định thể tích khối khí trước và sau khi dãn nở.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải\[\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {V_1} = {T_1}\frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} = (32 + 273).\frac{{1,7}}{{117 + 273}} = 1,33l\]
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Từ Hình 6.4, chứng minh rằng: T2 > T1
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình trên cho thấy p1 < p2 vì quá trình chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 là đẳng tích nên T1 < T2
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn, thu thập số liệu T, V trong các lần đo. Từ đó:
- Vẽ đồ thị V theo T trong hệ trục toạ độ V - T, nhận xét dạng đồ thị.
- Rút ra mối liên hệ giữa V và T trong quá trình biến đổi đẳng áp.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải-
+ Đồ thị là một đường thẳng tỉ lệ thuận.
+ Khi T tăng, V tăng và ngược lại.
- Mối liên hệ giữa V và T:
+ V và T tỉ lệ thuận với nhau.
+ Tăng T, V tăng.
+ Giảm T, V giảm.
+ Tỉ số V/T luôn không đổi.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích ban đầu 9 lít xuống còn 4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow \frac{{{p_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{9}{4} = 2,25\)
Áp suất của khối khí sau khi nén tăng 2,25 lần
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Từ số liệu Bảng 6.1, vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa p và V trong hệ toa độ p - V và p - \(\frac{1}{V}\). Nhận xét về dạng đồ thị.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đồ thị là một đường cong hypebol.
- Khi V tăng, p giảm và ngược lại.
- Tích số pV của các điểm trên đường cong xấp xỉ bằng hằng số.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Dự đoán mỗi liên hệ giữa áp suất và thể tích khi nén pit-tông xuông hoặc kéo pit-tông lên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNén pit-tông xuống: V giảm, p tăng.
Kéo pit-tông lên: V tăng, p giảm.
Mối liên hệ giữa p và V: tỉ lệ nghịch
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Để đưa thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit- tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm (được gắn với ống tiêm) vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit-tông, thuốc sẽ chảy vào trong xilanh (Hình 6.1). Quá trình lấy máu dùng trong xét nghiệm tại các cơ sở y tế cũng hoàn toàn tương tự. Ứng dụng trên dựa vào các định luật của chất khí. Vậy, đó là những định luật nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiỨng dụng trên dựa vào các định luật Boyle và Charles.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn, từ đó tính toán và kiểm tra biểu thức dự đoán, rút ra kết luận về mối liên hệ giữa p và V.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTích pV của khí luôn là một hằng số.
Mối liên hệ giữa p và V là tỉ lệ nghịch
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Dựa vào định luật Boyle, giải thích tại sao có thể rút thuốc (thể lỏng) từ trong lọ thuốc vào xilanh của ống tiêm khi nhân viên y tế kéo pit-tông như Hình 6.1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ban đầu:
+ Thể tích khí trong xilanh (V₁) lớn.
+ Áp suất khí trong xilanh (p₁) bằng áp suất khí quyển (p₀).
- Khi kéo pit-tông:
+ Thể tích khí trong xilanh (V₂) giảm.
+ Theo định luật Boyle, áp suất khí trong xilanh (p₂) tăng.
+ Vì p₂ > p₀, áp suất khí trong xilanh lớn hơn áp suất khí quyển.
- Kết quả:
+ Thuốc (thể lỏng) bị đẩy từ lọ thuốc vào xilanh do chênh lệch áp suất.
+ Chênh lệch áp suất = p₂ - p₀
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)