Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 30 : Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Bài 1 (SGK trang 136)

Hướng dẫn giải

vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

a) Vai trò của giao thông vận tải

– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

– Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

– Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

– Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

– Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

– Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

– Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.

(Trả lời bởi Bình Trần Thị)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 136)

Hướng dẫn giải

-Về cơ cấu vận tải hành khách:

– Trong cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển, đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (84,4%), tiếp theo là đường sông (13,9%), đường sắt (1,1%), đường hàng không (0,5%) và thấp nhất là đường biển chỉ có 0,1%.

– Trong cơ cấu số lượng hành khách luân chuyển, đường bộ chiếrn tỉ trọng cao nhất (64,5%), tiếp theo là đường hàng không (19,2%), đường sắt (9,0%), đường sông (7,0%), thấp nhất là đường biển (0,3%).

-Về cơ cấu vận chuyển hàng hóa:

– Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển, đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (66,3%) do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình, tiếp theo là đường sông (20,0%), đường biển (10,6%), đường biển (3,0%), thấp nhất là đường hàng không (0,1%).

– Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển, đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất (74,9%) do quãng đường dài, tiếp theo là đường bộ (14,1%), đường sông (7,0%), đường sắt (3,7%) và thấp nhất là đường hàng không (0,3%)

(Trả lời bởi Bình Trần Thị)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 136)

Hướng dẫn giải

a. Đặc điểm của ngành bưu chính:

- Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

- Mạng lưới phân bố chưa đều, ở miền núi, hải đảo còn chưa phát triển.

- Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao…

- Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.

- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.

b. Đặc điểm của ngành viễn thông:

- Phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.

- Luôn đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.

- Phát triển rộng khắp trên toàn quốc.

- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển.

(Trả lời bởi Linh Nguyễn)
Thảo luận (2)