Bài 24. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1 (SGK trang 71)

Hướng dẫn giải

 - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

   - Ví dụ: các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau như: cây tam bội (3n = 36), cây lục bội (6n = 72), cây cửu bội (9n = 108), cây thập nhị (12n = 144).

(Trả lời bởi ひまわり(In my personal...)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK trang 71)

Hướng dẫn giải

Sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm cho số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội, sự hình thành giao từ không qua giảm nỉũễm và có sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn đến hình thành các thể đa bội.

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK trang 71)

Hướng dẫn giải

Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn.

Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

Cây trồng đa bội ở VN: củ cải đường, cây cà chua độc dược

 - Cây chuối ở nhà trồng là giống cây đa bội có nguồn gốc từ cây chuối rừng. Quá trình hình thành như sau: do điều kiện không bình thường trong quá trình phát sinh giao tử các cặp NST tương đồng ở chuối rừng không phân li trong giảm phân, hình thành giao tử 2n. Giao tử 2n này kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử tam bội 3n. Hợp tử này có quả to, ngọt, không hạt nên con người đã giữ lại trồng và nhân lên bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng (vì không có hạt) để tạo thành chuối nhà.



 

(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)