Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn.
Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn.
Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐoạn mở đầu giới thiệu về không khí và cảnh vật về chiều hè ở ngoại ô.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCảnh vật ở ngoại ô được miêu tả:
- Con kênh: nước trong vắt, dải cỏ xanh êm như tấm thảm ở hai bên bờ kênh.
- Ruộng rau muống: xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
- Rặng tre: xanh thì thầm trong gió.
- Tiếng chim: cất tiếng hót tự do, thiết tha
- Cánh đồng lúa: chín mênh mông.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị vì: nó gắn liền với hình ảnh tuổi thơ tác giả cùng bạn đi dạo dọc con kênh, gắn liền với những sự vật thân quen như con kênh, ruộng rau muống, rặng tre, tiếng chim, cánh đồng lúa,… hòa cùng đó là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh bình dị.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tác giả có cảm nhận như thế nào khi chơi thả diều trong chiều hè ở ngoại ô?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả cảm thấy rất thú vị khi được thả diều cùng lũ bạn. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tác giả lâng lâng, muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đoạn 1: Giới thiệu khung cảnh chiều hè ở ngoại ô.
- Đoạn 2: Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô.
- Đoạn 3: Niềm vui của tác giả trong buổi chiều hè thả diều ở ngoại ô cùng lũ bạn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thêm trạng ngữ cho mỗi câu dưới đây:
Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrên bầu trời, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn dưới đây:
Đọc “Chiều ngoại ô” của Nguyễn Thuỵ Kha, tôi nhớ đến “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” của Hoàng Hữu Bội, “Nắng trưa” của Băng Sơn,... Các nhà văn đã cảm nhận cảnh vật trong mỗi mùa bằng nhiều giác quan, tạo nên những bức tranh phong cảnh mang sắc màu, âm thanh, hương vị,... của cuộc sống.
(Theo Hạnh Hoa)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDấu ngoặc kép trong đoạn văn dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)