Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Hướng dẫn giải

- Điều mà M. Goóc-ba-chốp muốn “để lại quá khứ” là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa 2 siêu cường Liên Xô (đứng đầu khối các nước xã hội chủ nghĩa) và Mĩ (đứng đầu khối các nước tư bản chủ nghĩa).

- Sau khi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa 2 siêu cường Xô – Mĩ khép lại, tình hình thế giới đã có nhiểu chuyển biến quan trọng.

- Từ năm 1991 đến nay, Liên bang Nga và Mĩ đã có những điều chỉnh nhất định trong đường lối đối ngoại.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 98)

Hướng dẫn giải

- Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

+ Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,...

+ Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế.

+ Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực.

+ Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 98)

Hướng dẫn giải

- Sau khi Liên Xô tan rã, Trật tự hai cực sụp đổ, Mỹ tham vọng thiết lập trật tự đơn cực do Mỹ chi phối. Tuy nhiên, từ dầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia, khu vực vươn lên cạnh tranh với Mỹ:

+ EU ngày càng lớn mạnh với quá trình liên kết sâu rộng.

+ Nhật Bản dang tìm cách dạt dược vị thế chính trị tương xứng.

+ Liên bang Nga-quốc gia kế thừa chủ yếu tiềm lực, địa vị quốc tế của Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy.

+ Trung Quốc-nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ)-từ năm 2010, dã và đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ.

=> Sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều quốc gia, khu vực là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Mỹ không thể thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 99)

Hướng dẫn giải

♦ Chính trị

- Đối nội:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. Tháng 12-1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên tình hình chính trị nước Nga vẫn còn nhiều bất ổn.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao.

- Đối ngoại:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Liên bang Nga vừa theo đuổi chính sách đối ngoại thân phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ của các nước này về chính trị và kinh tế, vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu-Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...

♦ Kinh tế

- Liên bang Nga thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn:

+ 1991 – 1999: GDP tăng trưởng âm, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách.

+ 2000 – 2021: GDP tăng trưởng khá cao, kiềm chế được lạm phát, thặng dư ngân sách. Nga là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 99)

Hướng dẫn giải

♦ Chính trị

- Đối nội: duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

- Đối ngoại: Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới.

+ Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

+ Vào những năm 90 của thế kỉ XX, Tổng thống B. Clin-tơn thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với mục tiêu:

▪ Đảm bảo an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh;

▪ Tăng cường khối phục và phát triển sức mạnh kinh tế;

▪ Thúc dẩy khẩu hiệu "dân chủ” dể can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác,..

♦ Kinh tế

- Nước Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng.

- Mỹ giữ vai trò lãnh đạo và chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),...

- Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính (1997-1998, 2008-2009, 2014-2015).

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 99)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 99)

Hướng dẫn giải

 

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Liên bang

Nga

- Đối nội:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái. Tháng 12-1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao.

- Đối ngoại:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại thân phương Tây; khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu-Á, mở rộng quan hệ đối ngoại…

- 1991 - 1999: GDP tăng trưởng âm, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách.

- 2000 - 2021: GDP tăng trưởng khá cao, kiềm chế được lạm phát, thặng dư ngân sách. Nga là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

- Đối nội: duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà.

- Đối ngoại: Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới.

- Nước Mỹ là quốc gia có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới.

- Mỹ giữ vai trò lãnh đạo và chi phối trong hầu hết các tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế.

- Nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 99)

Hướng dẫn giải

- Thời cơ:

+ Các chương trình nghị sự về tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế nhân văn của thế giới gợi mở cho Việt Nam tư duy và tầm nhìn mới để đảm bảo công bằng và hoà nhập trong việc hưởng thụ các thành quả của tăng trưởng kinh tế.

+ Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới.

+ Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số,...

- Thách thức:

+ Sự hình thành những cực, những trung tâm đã làm gia tăng chủ nghĩa đơn phương và quan hệ “bất thường” của các nước lớn, đặt Việt Nam trước những rủi ro về đối ngoại. Đứng ở một vị trí địa chiến lược quan trọng, việc lựa chọn phương cách ứng xử, tìm ra cách tiếp cận hợp lí, xác lập lòng tin, chia sẻ lợi ích và đảm bảo chủ quyền luôn là thách thức đối với Việt Nam trong nỗ lực duy trì quan hệ cân bằng và tốt đẹp với các nước lớn.

+ Các vấn đề toàn cầu và mất an ninh phi truyền thống sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam ngày một sâu sắc hơn.

+ Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam phải đẩy nhanh sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)