Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương:

+ Đóng góp ý kiến về biện pháp kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.

+ Tham gia xây dựng các quy ước của xã/phường, huyện/quận về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trường xây dựng các công trình công cộng.

+ Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.

+ Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Các hoạt động đó đều là hoạt động tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

a. - Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước.

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lý những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.

b. Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

- Trường hợp 1: Anh M đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở việc trực tiếp đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

- Trường hợp 2: Chị B đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách gửi các ý kiến đóng góp (có thể thông qua hòm thư góp ý hoặc qua các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã).

- Trường hợp 3: Chị gái của K đã thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp thông qua việc tích cực bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

a. Việc ông T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi của ông T sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

b. Anh H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện ở việc tham gia cuộc họp do thôn tổ chức. Anh M không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì từ chối không tham gia họp nên không biết, không hiểu thông tin về dự án xây dựng nhà văn hoá mới.

c. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

- Về phía cơ quan nhà nước:

+ Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

- Về phía công dân:

+ Không thực hiện được đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

+ Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Ý kiến không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nhà nước và xã hội: 

C. Quyền được sống.

E. Quyền tiếp cận thông tin, tự do lập hội.

G. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Vì C, E, G là các quyền tự do cơ bản của công dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

Hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội là: A. Chị H tích cực tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

Vì chị H đã ý thức rõ được trách nhiệm của mình và tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp A. Hành vi của chị M không tố giác tham ô, tham nhũng ở địa phương có thể dẫn tới thất thoát tài sản, làm mất niềm tin của nhân dân.

- Trường hợp B. Hành vi của chính quyền xã N sẽ dẫn tới hậu quả nhân dân không biết, không góp ý và không thực hiện được các chính sách của chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương. Từ đó, làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

- Trường hợp C. Việc anh D từ chối không tham gia góp ý cho bản hương ước xây dựng nông thôn mới của thôn khiến cho anh D không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, không phát huy được vai trò của bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

- Trường hợp D. Hành vi của ông T vi phạm quyền dân chủ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội có thể dẫn tới gây mất ổn định chính trị, mất niềm tin của nhân dân vào sự quản lí của nhà nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

a. - Việc quan tâm đến các chính sách của Uỷ ban nhân dân xã X đối với thanh thiếu niên và thường tham gia các buổi họp thôn do Uỷ ban nhân tổ chức, đóng góp ý kiến cho các chính sách xây dựng thư viện, khu vui chơi cho trẻ em của T chính là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Ý kiến của P là không đúng vì tham gia quản lý nhà nước và xã hội không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân.

b. Nếu là T, em sẽ giải thích cho D hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Em cũng có thể sẽ thuyết phục D tham gia một cuộc họp ở địa phương do chính quyền tổ chức để D thấy được trách nhiệm công dân của mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều - Trang 95)

Hướng dẫn giải

a. - Hành vi của lãnh đạo xã A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi này có thể dẫn đến một số hậu quả như phản đối, tố cáo, mất niềm tin của nhân dân.

- Việc tích cực đóng góp ý kiến của anh Q và nhân dân trong thôn thể hiện việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

b. Xã của anh Q nên tiếp thu những ý kiến đóng góp tích cực của nhân dân trong thôn, lựa chọn những ý kiến phù hợp với chính sách của Nhà nước để gửi lên cơ quan chính quyền cấp cao hơn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Cánh Diều - Trang 96)

Hướng dẫn giải

Việc phản ánh về hành vi chưa thực hành tiết kiệm, gây lãng phí của ông D với Uỷ ban nhân dân xã là thực hiện nội dung đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 96)

Hướng dẫn giải

Tăng cường sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. 

Tuy nhiên, thực tế nhận thấy rằng, sự tham gia của người dân vào quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc tham gia quản lý nhà nước của nhân dân là do:

Trước hết, là từ nhận thức của xã hội, của những người quản lý. Mặc dù hiện nay tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được phổ biến trong xã hội, nhưng việc nhận thức đúng về tư tưởng này vẫn còn khoảng cách. Những người quản lý vẫn còn thiếu tin tưởng ở người dân, vẫn coi việc quản lý nhà nước là công việc riêng vốn có của Nhà nước mà không phải là nhiệm vụ của chính nhân dân trong việc quản lý xã hội. Ngược lại, chính người dân cũng coi đó chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, mà không phải là của mình. Vì lẽ đó, đã làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy quyền và để nhân dân kiểm soát sự ủy quyền của mình, cũng như để nhân dân tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước. Cơ chế đại biểu phải gắn với cử tri bầu ra mình, cơ chế bắt buộc phải tiếp nhận và phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của cử tri, hoặc cơ chế công khai, minh bạch... vẫn còn chưa được quy định đủ rõ, đủ mạnh.

Thứ ba, ảnh hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng. Đã có một thời gian dài ở Việt Nam, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp. Các cơ quan nhà nước được xây dựng theo một mô hình thống nhất chung, đứng ra làm tất cả mọi việc cho nhân dân theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên và đã mang lại nhiều kết quả cho người dân, vì thế nhân dân tin tưởng vào Nhà nước. Nhưng cũng từ thực tế đó, lâu dần đã hình thành nên tâm lý và văn hóa hành chính mà theo đó, các cơ quan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khép kín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó là công việc của Nhà nước, ít có quan tâm chung tới hoạt động của Nhà nước và các chính sách, nếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân.

Thứ tư, trình độ dân trí, nhất là trình độ về pháp luật, của người dân còn rất hạn chế. Hiện nay không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấp hành, ý thức, tinh thần pháp luật của người dân không cao. Chính vì vậy, khi tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, người dân rất lúng túng.

Thứ năm, việc tổ chức các hình thức, phương thức tham gia của người dân được các cơ quan nhà nước thực hiện cũng chưa thật sự khoa học. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được tổ chức xin ý kiến của người dân chưa thật sự hướng vào các đối tượng bị điều chỉnh. Việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bị tránh, né làm giảm lòng tin và nhiệt tình của người dân.

Thứ sáu, trình độ sử dụng công nghệ thông tin để tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật của nhân dân còn thấp. Sự phổ cập báo chí điện tử mới giới hạn ở các thành phố và một số đối tượng - thường đã là cán bộ, công chức nhà nước.

Để đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, quản lý của Nhà nước trong thời gian tới, cần phải làm tốt các công việc chủ yếu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý của Nhà nước. Cần sửa đổi cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sao cho những người được bầu phải gắn bó với người dân, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân, không còn đại diện chung chung, hình thức. Họ phải chịu sự giám sát của nhân dân, gắn trách nhiệm, lợi ích với sự tín nhiệm của nhân dân, khi không hoàn thành được vai trò đại diện quyền lợi và nguyện vọng của cử tri bầu cho thì họ phải bị bãi miễn. Nói một cách ngắn gọn, để sự tham gia quản lý nhà nước qua các cơ quan đại diện của dân có hiệu quả, cần chuyển các đại biểu được bầu của dân sang chế độ hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Tách bạch, không để vai trò lập pháp, đại biểu nhân dân và vai trò hành chính do cùng một cá nhân thực hiện. Mở rộng hình thức quyết định trực tiếp - trưng cầu dân ý, để toàn dân có quyền tham gia vào các công việc trọng đại của đất nước, của địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minh bạch, tạo cơ hội để người dân nắm được các công việc của Nhà nước để tham gia một cách chủ động, thiết thực, có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và của công chức trong việc tiếp thu các ý kiến và nguyện vọng của nhân dân.

- Tiếp tục mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mở rộng sự hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Có các cơ chế và phương thức để phát huy và tiếp nhận được các ý kiến phản biện của nhân dân và của các tổ chức quần chúng.

- Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động quản lý nhà nước.

- Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật.

- Sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước và thu thập, phản ánh các ý kiến đóng góp, tham gia của nhân dân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)