1. Thương nhớ mùa xuân

Chuẩn bị (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 57)

Hướng dẫn giải

- Tác giả Vũ Bằng: 

+ Nhà văn Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut và tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng vào cuối năm 1948. 

+ Ngay từ khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. 

+ Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. 

+ Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lĩnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Cảnh sắc và con người Hà Nội: 

+ ...là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

+ ...có tiếng trống chèo vọng lại tại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Nhân vật tôi háo hứng, mong ngóng nó đến.

  (Trả lời bởi Minh Duong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Cảm xúc: 

+ Đẹp quá đi...

+ Tôi yêu mùa xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng...

+ ...cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa...

→ Tác giả đắm say, say mê trước mùa xuân ở Hà Nội đặc biệt sau ngày rằm tháng Giêng.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng:

- Rét vẫn còn

- Chưa có mưa rây

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 60)

Hướng dẫn giải

Trăng tháng Giêng non như một người con gái mơn mởn đào tơ. Trăng tháng này đẹp hơn các tháng khác: "sáng nhưng không lộng lẫy như trăng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một...."

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Trả lời câu hỏi cuối bài (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

- Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là tình yêu thương với quê hương và gia đình. 

- Dựa vào nội dung và nhan đề của văn bản mà em biết được điều đó. Qua tác phẩm, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (3)

Trả lời câu hỏi cuối bài: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Văn bản Thương nhớ mùa xuân có bố cục 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”. Nội dung chính là nêu lên những cảm nhận về tình cảm của con người với mùa xuân.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “mở hội liên hoan”. Miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội.

+ Phần 3: Phần còn lại. Miêu tả cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.

- Theo em, mạch lô gích chính gắn kết các phần của văn bản là những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn về cảnh sắc mùa xuân.

 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Trả lời câu hỏi cuối bài: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết như:

"Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.""Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)