Toán

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Bài 1 (SGK trang 9)

Hướng dẫn giải

a) Mệnh đề sai;

b) Mệnh đề chứa biến;

c) Mệnh đề chứa biến;

d) Mệnh đề đúng.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Bài 2 (SGK trang 9)

Hướng dẫn giải

a) Đúng. Mệnh đề phủ định: "1794 không chia hết cho 3".

b) Sai. "√2 không phải là một số hữu tỉ".

c) Đúng. "π không nhỏ hơn 3, 15". Dùng kí hiệu là: π ≥ 3,15 .

d) Sai. "|-125|>0".

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK trang 9)

Hướng dẫn giải

a) Nếu a+b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c. Mệnh đề sai.

Số chia hết cho 5 thì tận cùng bằng 0. Mệnh đề sai.

Tam giác có hai trung tuyến bằng nhau thì tam giác là cân. Mệnh đề đúng.

Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau. Mệnh đề sai.

b) a và b chia hết cho c là điều kiện đủ để a+b chia hết cho c.

Một số tận cùng bằng 0 là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 5.

Điều kiện đủ để một tam giác là cân là có hai đường trung tuyến bằng nhau.

Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để chúng có diện tích bằng nhau.

c) a+b chia hết cho c là điều kiện cần để a và b chia hết cho c.

Chia hết cho 5 là điều kiện cần để một số có tận cùng bằng 0.

Điều kiện cần để tam giác là tam giác cân là nó có hai trung tuyến bằng nhau.

Có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK trang 9)

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.

b) Điều kiện cần và đủ để tứ giác là hình thoi là tứ giác là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau.

c) Điều kiện cần và đủ để phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt là biệt thức của nó dương.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK trang 10)

Hướng dẫn giải

Ta viết lại như sau ;

a) \(\forall x\in R:x\cdot1=x\)

b) \(\exists n\in R:n+n=0\)

c) \(\forall x\in R:x+\left(-x\right)=0\)

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK trang 10)

Hướng dẫn giải

a) ∀x ∈ R: x2>0= "Bình phương của một số thực là số dương". Sai vì 0∈R mà 02=0.

b) ∃ n ∈ N: n2=n = "Có số tự nhiên n bằng bình phương của nó". Đúng vì 1 ∈ N, 12=1.

c) ∀n ∈ N: n ≤ 2n = "Một số tự nhiên thì không lớn hơn hai lần số ấy". Đúng.

d) ∃ x∈R: x< = "Có số thực x nhỏ hơn nghịch đảo của nó". Mệnh đề đúng. chẳng hạn 0,5 ∈ R và 0,5 <.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK trang 10)

Hướng dẫn giải

a) Có một số tự nhiên n không chia hết cho chính nó. Mệnh đề này đúng vì n=0 ∈ N, 0 không chia hết cho 0.

b) = "Bình phương của một số hữu tỉ là một số khác 2". Mệnh đề đúng.

c) = ∃x ∈ R: x≥x+1= "Tồn tại số thực x không nhỏ hơn số ấy cộng với 1". Mệnh đề này sai.

d) = ∀x ∈ R: 3x ≠ x2+1= "Tổng của 1 với bình phương của số thực x luôn luôn không bằng 3 lần số x"

Đây là mệnh đề sai vì với x= ta có :

3 =+1

(Trả lời bởi Nguyễn Đắc Định)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK trang 13)

Hướng dẫn giải

a) A = {0, 3, 6, 9, 12, 15, 18}.

b) B = {x ∈ N / x = n(n+1), n ∈ N, 1 ≤ n ≤ 5}.

c) Tự thực hiện

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK trang 10)

Hướng dẫn giải

a) Mỗi hình vuông là một hình thoi (có một góc vuông). Vậy A ⊂ B, A ≠ B.

b) Mỗi số là ước của 6 là một ước chung của 24 và 30.

n ∈ B => n ∈ A. Vậy B ⊂ A. Mặt khác mỗi ước chung của 24 và 30 là một ước của 6. Vậy A ⊂ B. Suy ra A= B.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK trang 10)

Hướng dẫn giải

a) {a}, {b}, Ø, A.

b) {0}, {1}, {2}, {0, 1}, {0, 2}, {1, 2}, Ø, B.

Ghi chú: Tập hợp Ø là tập hợp con của tập hợp bất kì. Mỗi một tập hợp là tập hợp con của chính nó.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)