Đồ thị trên biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới lò xo và độ giãn của nó (như thí nghiệm trên hình 2.5) với bốn lò xo A, B, C, D. Ý nào sau đây không đúng?
Lò xo D có độ cứng lớn nhất.Lò xo A có độ cứng nhỏ nhất.Lò xo B có độ cứng nhỏ nhất.Hướng dẫn giải:Dựa vào công thức: \(F=k\left|\Delta l\right|\Rightarrow k=\dfrac{F}{\Delta l}\).
Nếu với cùng một độ giãn thì:
+ Độ cứng lò xo lớn nhất khi lực tác dụng vào lò xo lớn nhất.
+ Độ cứng lò xo nhỏ nhất khi lực tác dụng vào lò xo nhỏ nhất.
Từ cùng một độ giãn ta kẻ đường thẳng song song với trục lực tác dụng lên lò xo, cắt các đường biểu diễn lò xo tại các điểm 1, 2, 3 tương ứng. Từ các điểm 1, 2, 3 ta kẻ các đường thẳng song song với trục độ giãn cắt trục lực tại đâu chính là độ lớn của lực tác dụng vào lò xo tại độ giãn đó.Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo D là lớn nhất.
⇒ Lò xo D có độ cứng lớn nhất.
Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo A là nhỏ nhất
⇒Lò xo A có độ cứng nhỏ nhất.