Nội dung lý thuyết
Nhiệm vụ 8: Sáng tạo chiếc lọ thần kì.
Em hãy sáng tạo những chiếc lọ thần kì để chăm sóc tinh thần giúp bản thân tốt hơn. Cách làm và sử dụng những chiếc lọ như sau:
Nhiệm vụ 9: Chiến thắng bản thân.
Đọc và giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1: Em đặt chuông báo thức vào lúc 6 giờ mỗi sáng để dậy tập thể dục, nhưng chuông reo rồi mà em vẫn rất khó ra khỏi giường. Em nên làm gì để có thể vùng dậy lúc chuông reo để tập thể dục buổi sáng.
VD: Em sẽ rủ bạn bè hoặc người thân tập thể dục cùng mình để có người gọi mình dậy, có động lực tập. Bên cạnh đó, khi thức dậy, em chạm một chân xuống đất trước như vậy sẽ dễ tỉnh hơn.
Tình huống 2: Bố dặn em không nên uống nước đá vì sẽ hỏng răng và viêm họng. Tuy nhiên, em đang rất khát nước và muốn phá lệ. Em nên làm gì để thể hiện mình là người biết nghe và làm theo điều tốt?
VD: Em sẽ uống một cốc nước mát thay vì nước đá.
Tình huống 3: Theo thời gian biểu, sau khi đi học về em giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Nhưng về đến nhà, em mở ti vi ra xem và không muốn làm gì. Em cần làm gì để mình có kỉ luật hơn và thực hiện đúng thời gian biểu?
VD: Em cần tự xác định trách nhiệm bản thân trong việc giúp đỡ bố mẹ. Bên cạnh đó, em nên nhờ người thân nhắc nhở trách nhiệm của mình.
Nhiệm vụ 10: Xử lí tình huống kiểm soát nóng giận và lo lắng.
1. Hãy mô tả một tình huống giả định mà em có thể nóng giận hoặc lo lắng theo gợi ý sau:
- Tình huống nóng giận: Thời gian diễn ra; nội dung tình huống; điều làm em khó chịu hay tức giận; biểu hiện khi em tức giận; việc em đã làm để giảm cơn tức giận.
VD:
+ Thời gian diễn ra: Trên lớp.
+ Nội dung: Bạn nói xấu em vì em không cho bạn chép bài.
+ Điều làm em tức giận: Bạn hiểu lầm và nói xấu mình
+ Biểu hiện khi tức giận: Tim đập nhanh, tay run lên vì tức giận.
+ Việc em đã làm: Hít thở thật sâu, chỉ nói chuyện với bạn khi đã bình tĩnh.
- Tình huống lo lắng: Vấn đề em lo lắng; thời điểm em bắt đầu lo lắng; nguyên nhân làm em lo lắng; biểu hiện khi lo lắng; việc em đã làm để giảm lo lắng.
VD:
+ Vấn đề em lo lắng: Bạn không thích em.
+ Thời điểm em bắt đầu lo lắng: 1 tuần trước.
+ Nguyên nhân làm em lo lắng: Không biết bạn không thích ở điểm nào.
+ Biểu hiện lo lắng: Không dám đối diện trực tiếp, luôn né tránh.
+ Việc em làm để giảm lo lắng: Hỏi các bạn xung quanh nhờ giúp đỡ nói chuyện với bạn. Sau đó tiếp cận bạn, nói chuyện trực tiếp để giải tỏa tâm lí.
2. Sắm vai xử lí các tình huống trên.