- Nghe kể một số tích truyện cổ về các nhân vật trên Cung trăng.
- Đại diện các lớp tham gia bày cỗ trông trăng, thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ của tập thể lớp.
- Nghe kể một số tích truyện cổ về các nhân vật trên Cung trăng.
- Đại diện các lớp tham gia bày cỗ trông trăng, thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ của tập thể lớp.
Chơi trò chơi Ba sự thật
- Đánh giá mức độ hiểu nhau giữa em và bạn cùng bàn qua trò chơi Ba sự thật.
+ Mỗi người nói ra ba sự thật về bạn mình;
+ Đánh giá mức độ hiểu nhau:
- Chia sẻ với thầy cô bạn bè về mức độ hiểu nhau của em và bạn cùng bàn:
+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn;
+ Mong muốn được hiểu bạn hơn để đạt được điều đó
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ba sự thật về bạn:
+ Bạn là người rất thích học toán
+ Bạn là người không tự tin trước đám đông
+ Bạn là người yêu các loài động vật, nhất là mèo.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Chơi trò chơi Ba sự thật
- Đánh giá mức độ hiểu nhau giữa em và bạn cùng bàn qua trò chơi Ba sự thật.
+ Mỗi người nói ra ba sự thật về bạn mình;
+ Đánh giá mức độ hiểu nhau:
- Chia sẻ với thầy cô bạn bè về mức độ hiểu nhau của em và bạn cùng bàn:
+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn;
+ Mong muốn được hiểu bạn hơn để đạt được điều đó
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ba sự thật về bạn:
+ Bạn là người rất thích học toán
+ Bạn là người không tự tin trước đám đông
+ Bạn là người yêu các loài động vật, nhất là mèo.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Xác định các vấn đề thường nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè cùng lớp.
- Phân công cặp đôi phỏng vấn thầy cô và các thành viên của tổ về:
+ Mức độ đoàn kết của tổ hoặc tập thể lớp;
+ Các vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp).
- Nhận xét về mức độ đoàn kết của tập thể lớp.
- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp):
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ví dụ về một cuộc phỏng vấn:
+ Người PV: Trong tổ bạn, đã từng có trường hợp giận nhau chưa?
+ Người trả lời: Trong tổ mình đã có trường hợp giận nhau.
+ Người PV: Bạn hãy kể ra một trường hợp giận nhau cụ thể của các bạn trong tổ mình?
+ Người trả lời: Đó là tuần vừa rồi, bạn Tuấn và bạn Hiếu giận nhau do Tuấn mỉa mai Hiếu nhà nghèo, toàn mặc đồ cũ của người khác không có tiền mua đồ mới.
+ Người PV: Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến sự việc giận nhau ở trường hợp trên là gì?
+ Người trả lời: Theo tớ đó là do bạn Tuấn chưa có sự chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ bạn bè, còn chế giễu bạn khiến bạn Hiếu bị tổn thương và bị xúc phạm.
+ Người PV: Bạn có nhận xét gì về mức độ đoàn kết của các thành viên trong tổ mình?
+ Người trả lời: Tổ mình chưa thực sự đoàn kết. Mình nghĩ mỗi thành viên cần cố gắng lắng nghe nhau để tránh hiểu lầm, cùng chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương nhau để ngày càng tiến bộ.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè
Xác định nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn:
- Đề xuất cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn gồm:
+ Nóng nảy, hay tự ái
+ Không để ý đến cảm xúc của bạn
+ Không cởi mở, ít tâm sự, chia sẻ
+ …..
- Cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè:
+ Cố gắng lắng nghe bạn và kiềm kế tính nóng nảy
+ Trao đổi, giải thích với bạn khi có hiểu lầm
+ ……
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè
Xác định nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn:
- Đề xuất cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè.
Chia sẻ về kết quả giải quyết những vấn đề em đang gặp phải trong mối quan hệ với bạn bè.
- Kể về những vấn đề nảy sinh giữa em và bạn.
- Chia sẻ cách em đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những vấn đề nảy sinh giữa em với bạn gồm:
+ Bạn nói xấu về em với một bạn khác.
+ Em vô tình làm hỏng chiếc bút mới mua của bạn, bạn nổi nóng và xúc phạm tới em.
- Cách em đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
+ Khi bạn nói xấu em, em sẽ nhẹ nhàng trao đổi, giải thích với bạn để bạn hiểu.
+ Khi làm hỏng đồ của bạn, bạn nổi nóng và xúc phạm tới em thì em bình tĩnh xin lỗi bạn, chia sẻ cho bạn biết đó không phải là sự cố ý của em, mong bạn bỏ qua và hứa sẽ mua trả bạn một chiếc bút tương tự như vậy.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Xử lí tình huống nảy sinh trong tình bạn
- Mỗi nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm để cùng giải quyết.
- Sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống mâu thuẫn trước lớp.
- Góp ý, bổ sung cho cách giải quyết của nhóm bạn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGợi ý về tình huống:
+ Tuấn và Nam là đôi bạn thân trong trường ai cũng biết tới. Tuy nhiên, dạo gần đây, Tuấn tham gia vào đội tuyển cờ vua của trường nên ít đi cùng Nam hơn, thay vào đó Tuấn lại đi với Cường – một người bạn cùng đội tuyển để tập luyện sau mỗi buổi học. Thấy vậy, các bạn chọc Nam và cho rằng Nam bị Tuấn nghỉ chơi vì có bạn mới tốt hơn, giỏi hơn. Nghe vậy, Nam giận và nghỉ chơi với Tuấn.
+ Cách giải quyết tình huống: Tuấn nên trò chuyện, chia sẻ với Nam. Tuấn giải thích cho Nam hiểu việc Tuấn hay đi với Cường là nhằm phục vụ cho cuộc thì cờ vua cấp quận sắp tới mà Tuấn tham gia. Tuấn mong muốn mình sẽ đạt được giải cao trong kì thi đó. Tuấn hi vọng Nam sẽ hiểu cho Tuấn và Tuấn chắc chắn vẫn luôn xem Nam là một người bạn thân, người bạn đồng hành của Tuấn.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)