Từ trái nghĩa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Thế nào là từ trái nghĩa?

1. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức ở Tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.

Trả lời:

Các từ trái nghĩa ở bản dịch thơ các bài thơ:

- Tĩnh dạ tứ: ngẩng/ cúi.

- Hồi hương ngẫu thư: trẻ/ già.

2. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp: rau già, cau già.

Trả lời:

- Từ trái nghĩa: rau non, cau non.

@961677@

3. Ghi nhớ

1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

@961614@

II. Sử dụng từ trái nghĩa

1. Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?

Trả lời

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động.

2. Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy.

Trả lời:

Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:

- Bên trọng bên khinh.

- Buổi đực buổi cái.

- Bước thấp bước cao.

- Có đi có lại. 

- Gần nhà xa ngõ.

- Mắt nhắm mắt mở.

- Vô thưởng vô phạt.

=> Việc dùng các từ trái nghĩa ấy có tác dụng là làm cho lời ăn tiếng nói sinh động hơn.

@961763@

3. Ghi nhớ

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.