Từ đồng nghĩa

Nội dung lý thuyết

I. Thế nào là từ đồng nghĩa?

1. Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông.

Trả lời:

- Đồng nghĩa với từ rọi: chiếu.

- Đồng nghĩa với từ trông: nhìn, ngắm, ngó, dòm, liếc...

@961430@

2. Từ trông trong văn bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là "nhìn để nhận biết". Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau:

a) Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.

b) Mong.

Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.

Trả lời:

a) Các từ đồng nghĩa với coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: chăm nom, trông coi, chăm sóc, coi sóc,...

b) Các từ đồng nghĩa với mong: mong, hi vọng, trông mong...    

3. Ghi nhớ

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

@961358@

II. Các loại từ đồng nghĩa

1. So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:

 Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

(Trần Tuấn Khải)

 Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

(Ca dao)

Trả lời:

- Nghĩa của từ quả và từ trái là  giống nhau.

@961518@

2. Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?

- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

Trả lời:

- Hai từ bỏ mạng và hi sinh giống nhau ở chỗ đều có nghĩa là “chết" nhưng khác nhau ở chỗ bỏ mạng có nghĩa là “chết vô ích" (mang sắc thái khinh bỉ, coi thường), còn hi sinh là “chết vì nghĩa vụ lí tưởng, cao cả” (mang sắc thái kính trọng). Cũng cần phân biệt thiệt mạng cũng là "chết" nhưng là “chết vì tai nạn”.

3. Ghi nhớ

Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhay về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).