Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.

- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua hai phương diện.

1. Yếu tố chung

- Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...).

VD: a,e,i,o,b,h,t,... thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang,...

- Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định.

VD: nhà, cây, người, thuỷ, chiến, vô,...

- Các từ.

VD: đất, nước, đẹp đẽ, xe đạp, máy báy,...

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).

VD: thuận buồm xuôi gió, nước đổ đầu vịt,...

2. Quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo, sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.

- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.

- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.

=> Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.

@1388065@

II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân

Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.

@1388708@

1. Giọng nói cá nhân

- Khi nói, giọng mỗi người có một vẻ riêng không giống người khác, tuy rằng mỗi người vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.

- Vì vẻ riêng trong giọng nói của mỗi cá nhân mà ta có thể nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay không tiếp xúc.

2. Vốn từ ngữ cá nhân

- Dù từ vựng của mỗi ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định.

- Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...

@1387918@

3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.

- Từ ngữ là vốn chung, quen thuộc của toàn xã hộ, nhưng ở lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ, chuyển loại từ hoặc trong sách thái phong cách,... tạo nên những biểu hiển mới.

- Ví dụ: Tôi muốn buộc gió lại - Cho hương đừng bay đi. Từ buộc được chuyển nghĩa (chỉ mong không có gió hoặc gió ngừng thổi) nên kết hợp được với gió.

4. Việc tạo ra các từ mới

- Cá  nhân có thể tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo phương thức chung.

- Ví dụ: ốp lát, số hoá,..

- Những từ này lúc đầu chỉ dùng trong lời nói một cá nhân hay một vài cá nhân. Lâu dần có thể được cộng đồng chấp nhận, sử dụng và trở thành tài sản chung, phương tiên chung của xã hội. Lúc đó chúng mang tính phổ biến, mang tính chung.

5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương tiện chung

- Khi nói hay viết, các cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài,...) có sự chuyển hoá linh hoạt  so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, 

- Ví dụ:                                              Tình thư một bức phong còn kín,

             Gió nơi đâu gượng mở xem 

(Nguyễn Trãi)

- Biểu hiện rõ nét nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. Điều này thấy rất rõ ở các nhà văn nổi tiếng.

- Ví dụ: Nguyễn Khuyến, Tú Xương là hai tác giả sống gần như cùng thời với nhau, cùng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn ngôn ngữ thơ của Tú Xương thường mạnh mẽ, sâu cay.

@1387841@

III. Ghi nhớ

Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.