Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.

- Muốn tạo ra lời nói (khi nói, khi viết) để thoả mãn nhu cầu biểu hiện và giao tiếp trong những tình huống cụ thể, mỗi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung (như các từ) và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung.

- Khi nghe, đọc, mỗi cá nhan cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, lúc đó cá nhân cũng cần dựa trên những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội.

- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

VD: Cấu tạo câu đơn gồm ba phần: trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ, được hiện thực hoá qua câu thơ đầu tiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

=> Chính sự biến đổi và chuyển hoá diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển.

@1452023@

II. Ghi nhớ

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại, trong lời nói cá nhân vùa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

@1452078@