Tự đánh giá học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Định hướng đáng giá

1. Nội dung

Đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức ktiếng Việt và văn học đã học vào việc đọc hiểu và viết văn bản. Các kiến thức và kĩ năng đã học được yêu cầu vận dụng vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học cả về nội dung, hình thức và độ khó; khuyến khích sự sáng tạo của các em trong ý tưởng và cách thể hiện, trình bày.

2. Hình thức

a. Đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản đã học (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin). Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự vận dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì I.

b. Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã được học gồm: tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

II. Tự đánh giá cuối học kì I

I. Đọc hiểu

a. Đọc hai khổ thơ sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):

1. Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?

A. Tự sự.

B. Thuyết minh.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

=> Đáp án: C. Miêu tả.

2. Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

A. 2/2/1.

B. 2/3.

C. 1/2/2.

D. 3/2.

=> Đáp án: D. 3/2.

3. Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?

A. Ổi - se.

B. Ngõ - về.

C. Vã - hạ.

D. Dàng - hạ.

=> Đáp án: C. Vã - hạ.

4. Hai khổ thơ trên viết về điều gì?

A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang.

B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về.

C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu.

D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về.

=> Đáp án: A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang.

5. Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?

A. Láy âm đầu.

B. Láy vần.

C. Láy âm đầu và vần.

D. Láy âm đầu và thanh.

=> Đáp án: A. Láy âm đầu.

6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?

A. So sánh.

B. Hoán dụ.

C. Nhân hóa.

D. Ẩn dụ.

=> Đáp án: C. Nhân hóa.

b. Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):

7. Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?

A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau.

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy.

C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy.

D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy.

=> Đáp án: B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy.

8. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?

A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy.

B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng.

C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng.

D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng.

=> Đáp án: C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng.

9. Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?

A. Đọc kĩ tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm của mỗi mục.

B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy.

C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải...

D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy...

=> Đáp án: A. Đọc kĩ tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm của mỗi mục.

10. Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?

A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy.

B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy.

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng.

D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy.

=> Đáp án: C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng.

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.

Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.

Gợi ý: (Đề 2)

- Những dấu hiệu của mùa thu: hương ổi, gió se, sương.

+ Hương ổi: hương thơm bình dị của làng quê Bắc Bộ.

+ Gió se: gió heo may, lành lạnh.

+ Hương ổi hòa trong làn gió lạnh lạnh lan tỏa khắp trong không gian.

+ Nhân hóa "sương chùng chình": làn sương nhẹ nhàng, đủng đỉnh, như cố chậm lại.

=> Tác giả rất tinh tế cảm nhận được những biến chuyển của đất trời vào thu qua nhiều giác quan: khướu giác, xúc giác, thị giác.

- Khung cảnh đất trời vào thu:

+ Sông dềnh dàng: khác với dòng sông mùa hạ chảy nhanh, mạnh, xiết thì dòng sông lúc vào thu lại chảy chậm lại, lững thững như để tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu.

+ Đàn chim thì bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.

+ Những đám mây xanh lững lờ, nửa hạ nửa thu như muốn níu kéo thời gian.

=> Các hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa. Thiên nhiên đã có những biến chuyển từ mùa hè sang thu.