Nội dung ôn tập học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

LoạiThể loại hoặc kiểu văn bảnTên văn bản đã học
Văn bản văn học
  • Truyện ngắn và tiểu thuyết

 

  • Thơ bốn chữ, năm chữ

 

  • Truyện khoa học viễn tưởng
  • Người đàn ông cô độc giữa rừng.
  • Buổi học cuối cùng
  • Dọc đường xứ Nghệ
  • Mẹ 
  • Tiếng gà trưa
  • Ông đồ
  • Bạch Tuộc 
  • Chất làm gỉ
  • Nhật trình Sol 6
Văn bản nghị luận
  • Nghị luận văn học
  • Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
  • Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”
  • Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
Văn bản thông tin
  • Văn bản thông tin
  • Ca Huế 
  • Hội thi thổi cơm
  • Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang

2. Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

Loại văn bảnTên văn bảnNội dung chính
Văn bản văn họcNgười đàn ông cô độc giữa rừng.Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người Nam Bộ trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.
Văn bản văn họcBuổi học cuối cùng

Câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng đất An-drat - nơi đã bị quân Đức chiếm đóng. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện lòng yêu nước bằng một biểu hiện cụ thể là tình yêu với tiếng nói dân tộc. Truyện khẳng định chân lí, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc có vai trò to lớn.

Văn bản văn họcDọc đường xứ NghệCâu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người và thấy được tinh thần ham học hỏi của hai cậu bé.
Văn bản văn họcMẹBài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.
Văn bản văn họcTiếng gà trưaNhững kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được gợi về qua tiếng gà trưa. Đó là những tình cảm tốt đẹp, là động lực tinh thần lớn lao tiếp xúc cho cháu trên đường làm nhiệm vụ. Chính tình cảm gia đình là đã sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.
Văn bản văn họcÔng đồBài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ già thời Nho học thịnh hành và lúc Nho học suy tàn, qua đó bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người đầy tài năng nhưng do thời thế nên không còn được coi trọng.
Văn bản văn họcBạch TuộcVăn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.
Văn bản văn họcChất làm gỉVăn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi.
Văn bản văn họcNhật trình Sol 6Đoạn trích là sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. Anh ta đã rất cố gắng tự chữa vết thương cho mình và tìm cách duy trì cuộc sống.
Loại văn bảnTên văn bảnNội dung chính
Văn bản nghị luận

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Văn bản nghị luậnVẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”Văn bản phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa.
Văn bản nghị luậnSức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”Văn bản cho người đọc hiểu hơn về nội dung, nhân vật, sự sáng tạo trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đại dương. Qua đó, người đọc cũng hiểu rõ hơn về tác giả và vị trí của ông trên diễn đàn văn học.
Loại văn bảnTên văn bảnNội dung chính
Văn bản thông tinCa HuếVăn bản giới thiệu những đặc sắc của ca Huế. Từ đó, người đọc hiểu hơn về ca Huế và thêm yêu, tự hào về một loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Văn bản thông tinHội thi thổi cơmVăn bản cung cấp thông tin, những hiểu biết cho người đọc về lễ hội thi thổi cơm ở các vùng đất khác nhau trên đất nước ta.
Văn bản thông tinNhững nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang

Văn bản cung cấp thông tin, hiểu biết về lễ hội vật ở Bắc Giang, cụ thể về hình ảnh sới vật và keo vật thờ. Qua đó, người đọc thấy được ý nghĩa của hội vật trong đời sống tinh thần, tâm linh của con người.

3. Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo mẫu sau:

- Thơ bốn chữ, năm chữ:

+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ.

+ Chú ý phân tích những hình tượng nghệ thuật trong thơ, hiểu nội dung, những tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm trong bài thơ.

- Truyện:

+ Truyện ngắn: Chú ý các tình tiết, sự kiện, các chi tiết miêu tả ngoại hình và diễn biến nội tâm của nhân vật.

+ Tiểu thuyết: Chú ý tìm hiểu nội dung khái quát của cả cuốn tiểu thuyết, xác định vị trí của đoạn trích để hiểu rõ nội dung đoạn trích hơn.

+ Truyện khoa học viễn tưởng: Chú ý các chi tiết liên quan đến những sự kiến có thật và những yếu tố tưởng tượng, sáng tạo của tác giả. Tập trung phân tích, tìm hiểu tình huống truyện, các chi tiết hấp dẫn trong tác phẩm.

4. Hãy nêu lên một văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.

Gợi ý: 

- Học sinh lựa chọn tác phẩm yêu thích để tóm tắt.

- Ví dụ: Văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang cung cấp thông tin, hiểu biết về lễ hội vật ở Bắc Giang, cụ thể về hình ảnh sới vật và keo vật thờ. Văn bản giúp em hiểu thêm về vẻ đẹp của lễ hội truyền thống trên quê hương đất nước mình.

VIẾT

5. Thống kê ra vở tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

Tên kiểu văn bảnYêu cầu cụ thể
Tự sựViết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Biểu cảmViết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Biểu cảmViết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc
Nghị luậnViết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Thuyết minhViết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

6. Nêu các bước tiến hành một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:

Thứ tự các bướcNhiệm vụ cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị

- Xác định nội dung của bài viết.

- Tìm kiếm, thu thập thông tin về vấn đề sẽ viết. 

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí.

- Lập dàn bài đầy đủ 3 bước: mở bài, thân bài, kết bài.

Bước 3: ViếtDiễn đạt các ý trong dàn ý thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửaKiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và sữa chữa nếu cần thiết.

7. Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi.

- Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học là giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm,... Đây là kiểu văn bản nghị luận.

- Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi là giới thiệu những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ. Đây là kiểu văn bản thuyết minh.

NÓI VÀ NGHE

8. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe

  • Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
  • Trao đổi về một vấn đề.
  • Thảo luận nhóm về một vấn đề.
  • Giải thích quy tắc của một hoạt động luật lệ hay trò chơi.

- Các nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: 

  • Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống thường lấy các vấn đề trong đời sống hằng ngày hoặc các vấn đề thực tế được gợi ra từ các tác phẩm văn học: Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc các văn bản như: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê),…​
  • Trong bài nói trao đổi về một vấn đề, người nói có thể trao đổi về nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ bốn chữ, năm chữ để hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm đó.
  • Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất, đó có thể là một vấn đề được gợi ra từ các tác phẩm văn học đã được đọc hiểu. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
  • Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành. Người đọc được đọc hiểu các văn bản thông tin về một hoạt động nào đó, viết bài văn thuyết minh và cuối cùng rèn luyện kĩ năng nói, trình bày về các nội dung đó.

TIẾNG VIỆT

9. Liệt kê các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:

BàiTên nội dung tiếng Việt
Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết- Từ địa phương (nhận biết, giải nghĩa từ, vận dụng)
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,...
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng- Phó từ và số từ
Bài 4: Nghị luận văn học- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị
Bài 5: Văn bản thông tin- Mở rộng trạng ngữ