Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Nội dung lý thuyết

I. Chuẩn bị nội dung trao đổi và cách trao đổi

Chủ đề trao đổi: Ý nghĩa của tình bạn

@8658908@

II. Các bước thực hiện bài nói

1. Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

  • Đề tài: tình bạn
  • Mục đích: nhằm thuyết phục ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống
  • Không gian, thời gian nói: trong lớp học, ở gia đình…

2. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Sử dụng lại dàn ý của bài viết

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận

Thân bài

1. Giải thích từ ngữ, khái niệm hoặc cả câu văn

2. Bàn luận:

- Khẳng định ‎ kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề đó

- Trình bày các lí lẽ làm sáng tỏ ý kiến

+ Lí lẽ 1

+ Bằng chứng 1

+ Lí lẽ 2

+ Bằng chứng 2

3. Lật lại vấn đề: Nhìn nhận vấn đề ở chiều ngược lại, trao đổi với ý ‎kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ‎ý cho vấn đề thêm toàn vẹn

Kết bài

- Khẳng định lại ‎ý kiến của mình

- Đề xuất những giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

- Cần lưu ý thêm:

  • Chuẩn bị thêm các phương tiện phi ngôn ngữ
  • Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời
  • Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ
  • Nêu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

3. Bước 3: Luyện tập và trình bày

Luyện tập:

  • Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói; sử dụng từ ngữ nối để phần trình bày rõ ràng, mạch lạc
  • Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn. Phần mở đầu và phần kết nên hô ứng với nhau để tạo dư âm cho bài nói
  • Khẳng định trực tiếp, rõ ràng, ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng cách nói: “Theo quan điểm của tôi…”, “Theo tôi…”, “Tôi nghĩ rằng…”
  • Dựa vào phần tóm tắt ý, trình bày từ khái quát đến cụ thể, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp với bài nói
  • Tương tác với người nghe

4. Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Khi trao đổi, cần:

  • Có thái độ cầu thị
  • Phản hồi những câu hỏi, ý kiến phản biện
  • Chuẩn bị tâm thế tích cực…

- Sau đó dùng bảng kiểm để tự đánh giá.

III. Bảng kiểm

           Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Thể hiện trực tiếp, rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi

 

 

Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

 

 

Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí

 

 

Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác

 

 

Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng

 

 

Tôn trọng các ý kiến khác biệt