Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 65)

Hướng dẫn giải

 Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay:

- Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.

- Tìm hiểu, trân trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà,

- Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 65)

Hướng dẫn giải

- Cách mở đầu trực tiếp: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

- Câu văn thể hiện nội dung bao quát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Các bằng chứng được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 66)

Hướng dẫn giải

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng toàn thể nhân dân Việt Nam.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

Văn bản có bố cục 3 phần cho thấy đoạn trích vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh:

+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng.

+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

- Bài viết có 4 luận điểm

+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước

+ Bổn phận của chúng ta…

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 67)

Hướng dẫn giải

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)