Thực hành tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BIỆN PHÁP TU TỪ

1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

=> Ở nước ta, vào tháng 5 âm lịch thì ngày dài đêm ngắn; tháng 10 âm lịch thì ngày ngắn đêm dài (kiến thức Địa lí). Cách diễn đạt ấn tượng, gợi cảm xúc, gây chú ý để ta lưu tâm đến thời gian ở 2 tháng này nhằm chủ động trong công việc.

b. Ngày vui ngắn chẳng tày gang.

=> Gợi cảm xúc (tiếc nuối): khi vui thời gian thường trôi nhanh.

c. Thuận vợ thuận thồng tát bể đông cũng cạn.

=> Cách diễn đạt ấn tượng, gợi cảm xúc: khi đồng lòng, cùng chí hướng thì dẫu việc khó đến đâu cũng làm được.

2. Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

=> Câu ca dao sử dụng biện pháp nói quá.

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

=> Câu văn là cách diễn đạt nói khoác.

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

=> Câu ca dao sử dụng biện pháp nói quá.

d. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thể mà vẫn viết được ba trang.

=> Câu văn là cách diễn đạt nói khoác.

NHẬN XÉT: Giữa nói khoác và nói quá khác nhau ở mục đích, tác dụng.

- Nói quá: Là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, thường mang tính chất khoe khoang. Nói khoác là một trong những nét tính cách không tốt của con người.

3. Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:

a. buồn nẫu ruột

=> Gợi ý: Bài kiếm tra được 2 điểm làm em buồn nẫu ruột.

b. rụng rời chân tay

=> Gợi ý: Nghe tin em gái bị ngã, tôi rụng rời tay chân.

c. cười vỡ bụng

=> Gợi ý: Nghe Hùng kể chuyện cười, cả lớp cười vỡ bụng.

d. mệt đứt hơi

=> Gợi ý: Tôi mệt đứt hơi sau khi chạy quanh sân thể dục.