Đọc: Một số câu tục ngữ Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

@2840839@

 

II. Khám phá văn bản

1. Hình thức của tục ngữ

- Tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc.

- Phần lớn có vần điệu; nhịp nhàng, cần đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp.

- Dễ thuộc.

2. Nội dung, giá trị của tục ngữ

- Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống.

- Mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác ngôn từ dân gian; là “Túi khôn” của nhân dân; là trí tuệ của xã hội được trao truyền và sử dụng phổ biến trong đời sống.

1. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

- Câu tục ngữ về tự nhiên - thời tiết.

- Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.

2. Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

- Câu tục ngữ về tự nhiên - thời tiết.

- Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết là kiến cánh bay ra nhiều, dọn tổ lên chỗ cao báo hiệu sắp có mưa hoặc bão lụt.

3. Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

- Câu tục ngữ về tự nhiên - thời tiết.

- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Mây ùn ùn kéo về phía biển thì trời nắng; mây kéo lên mạn ngược thì trời sắp có mưa to.

4. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

- Câu tục ngữ về tự nhiên - thời tiết.

- Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn. Sự chênh lệch về thời gian ban đêm và ban ngày của tháng năm và tháng mười là rất khác nhau. 

5. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Câu tục ngữ về tự nhiên - thời tiết.

- Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.

6. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ về lao động sản xuất.

- Câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: nước, phân bón, công chăm sóc, giống lúa.

7. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Câu tục ngữ về lao động sản xuất.

- Kinh nghiệm về thời tiết đối với cây trồng.

8. Làm rộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Câu tục ngữ về lao động sản xuất.

- Chăn tằm thu hoạch có lời hơn làm ruộng rất nhiều.

9. Người sống hơn đống vàng.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Con người quý như vàng.

10. Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

11. Không thầy đố mày làm nên.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Giải nghĩa

  • “Thầy” ý chỉ người thầy, cô giáo - những người dạy dỗ chúng ta
  • “Mày” ý chỉ học trò, “làm nên” có thể hiểu là đạt được mục tiêu, có được thành công.

=> Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên.

12. Học thầy chẳng tày học bạn.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ này có nghĩa khác là ngoài việc chúng ta học những kiến thức ở trường từ các thầy cô giáo thì nên học tập từ nhiều nguồn khác nhau như: anh chị, ông bà, bạn bè…những người bạn đôi khi họ sẽ là người gần gũi hơn với chúng ta so với các thầy cô giáo. 

13. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ mang ý nghĩa muốn thành thạo, giỏi giang thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.

14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

15. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Câu tục ngữ về con người - xã hội.

- Câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

III. Tổng kết

1. Hình thức

- Tục ngữ là một phát ngôn (câu) hoàn chỉnh, chứa đựng mội thông báo trọn vẹn, có khả năng tồn tại độc lập. Tục ngữ thường ngắn gọn, đa số chỉ một đến hai dòng, có thể có vần hoặc không vần, nhưng bao giờ cũng nhịp nhàng, cần đối, dễ thuộc.

2. Nội dung

- Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống. Tục ngữ thực sự là kho tàng trí tuệ của nhân dân, được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày.

3. Lưu ý khi sử dụng tục ngữ

- Khi sử dụng, các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh cụ thể, khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Vì thế sử dụng tục ngữ cần phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .