Thực hành tiếng Việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a. Đã có lúc, Văn Cao // tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b. Tiếng gà // cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

CâuĐT trung tâmThành tố phụ là cụm chủ vị
a.TưởngMình / không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên.
b.LàmKí ức ta / quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

2. Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a. Cậu Cơ // vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố)

b. Tía nuôi tôi // tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía... (Đoàn Giỏi)

CâuVị ngữCụm chủ vị
a.Vẫn nét mặt hằm hằm.Nét mặt / hằm hằm.
b.Tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía.Tay / cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía.

3. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.

a. Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi // lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi càng thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi)

b. Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc // phảng phất màu huyền thoại. (Bùi Hồng)

CâuDT trung tâmThành tố phụ là cụm chủ vị
a.Bộ quần áo bà ba đenMá nuôi tôi / vừa khâu cho tôi.
b.ChuyệnBác Hai và chú / kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc

4. Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a. Một năm nọ, trời mưa to // làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b. Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí // khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

CâuChủ ngữCụm chủ vị
aTrời mưa toTrời / mưa to
bCâu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bíCâu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi / hình như có một sức mạnh thần bí

5. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.

Gợi ý:

- Giới thiệu về văn bản nghị luận đã học.

- Chỉ ra những lí lẽ và dẫn chứng của văn bản nghị luận đó.

- Trình bày giá trị của văn bản nghị luận: giúp người đọc hiểu hơn về một vấn đề.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về văn bản nghị luận đó: yêu thích, hứng thú....

- Chú ý yêu cầu cần có một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị. (Gạch chân chỉ rõ chủ ngữ và vị ngữ đó)