Thực hành đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

Văn bản thông tin.

2. Bố cục

2 phần :

- Phần 1: Từ đầu đến phổ biến ở khắp các bản làng.

- Phần 2: Còn lại

@2432448@

II. Khám phá văn bản

1. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

- Thế kì X - XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chính.

- Một số tộc người sinh sống ven sông (người Kháng, La Ha, Mảng, Thái, Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền làm công cụ di chuyển, vận chuyển.

  • Họ đóng thuyền bằng gỗ đai, nhẹ, không nứt, chịu nước...
  • Người thanh niên Thái, Kháng, La Ha trước khi lấy vợ phải tự mình vào rừng lấy gỗ làm một chiếc thuyền đuôi én dùng làm phương tiện đi riêng.

- Người Sán Dìu thường sử dụng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương , chở lúa, hoa màu, củi về nhà.

- Người Mông, Hà Nhì, Dao... thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ.

=> Các dân tộc miền núi phía Bắc sử dụng nhiều loại phương tiện di chuyển, vận chuyển khác nhau phù hợp với điều kiện địa hình, đặc điểm của các dân tộc. Về cơ bản, các phương tiện vận chuyển này vẫn còn thô sơ, đơn giản, không dùng động cơ.

2. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

- Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức kéo để vận chuyển. Họ dùng sức voi, sức ngựa.

- Người Tây Nguyên bơi lội không giỏi. Họ thường sử dụng thuyền độc mộc để vận chuyển, lưu thông trên sông.

=> Cũng giống như các dân tộc miền núi phía Bắc, người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện thô sơ, đơn giản. Tuy nhiên, do đặc điểm điều kiện khu vực, họ chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để di chuyển.

@2432533@

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về các phương tiện di chuyển của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời xưa.

2. Nghệ thuật

- Thông tin rõ ràng, cụ thể.

- Các trình bày logic, dễ hiểu.

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.