Nội dung lý thuyết
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Tóm tắt truyện với những sự kiện tiêu biểu:
Các sự kiện chính | Chi tiết kì ảo |
TG ra đời | - Người mẹ ướm thử vết chân to, về nhà có thai - Mười hai tháng sau, sinh ra Gióng, lên ba không biết nói cười |
TG lớn lên | - Sứ giả đi tìm người tài, Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc - Ăn bao nhiêu cũng không đủ no, cả làng góp gạo nuôi Gióng |
TG ra trận và chiến thắng | - Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bụi tre đánh giặc
|
TG bay về trời | - Sau khi đánh giặc, cả người cả ngựa bay về trời. |
2. Thể loại
- Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.
- Khái niệm: Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
- Các yếu tố của truyện truyền thuyết:
· Chi tiết là nhũng sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
· Cốt truyện là một hệ thống sự kiện đuợc sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa cùa tác phẩm.
· Nhân vật là người, con vật, đồ vật.... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,...
3. Bố cục: 2 phần
- P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
- P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng
- P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời
4. Ngôi kể và phương thức biểu đạt
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
- Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng.
- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn
- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ -> thụ thai
- Mang thai 12 tháng mới sinh
- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.
-> Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường
2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng
- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.
- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.
+ Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.
+ Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc cũng hàm chứa 1 sự thật rằng: ở 1 đất nước luôn bị ngoại xâm như nước ta thì khả năng đánh giặc phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ để đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc.
-> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi -> sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.
- Bà con góp gạo nuôi chú bé.
+ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị.
+ Chi tiết còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta từ thuở xưa. ND ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh ra trận đánh giặc.
-> Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Một người không thể cứu nước, phải toàn dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước mới trở lên mau chóng.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
+ Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ nhân dân ta quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy.
-> Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.
3. Gióng đánh giặc và bay về trời
- Tư thế, hành động:
+ phi thẳng đến nơi có giặc
+ Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác
-> Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ
- Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi bụi tre quật vào giặc
+ Chi tiết cho thấy sự sáng tạo, nhanh trí của Gióng
+ Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của quê hương đất nước, bằng bất cứ những gì có thể giết được giặc thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng.
- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
+ Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc.
+ Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở (tên đất, tên làng, ao hồ...)
4. Những dấu tích còn lại
- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
- Bụi tre đằng ngà
- Ao hồ liên tiếp
- Làng Cháy
-> Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.