Nội dung lý thuyết
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Tóm tắt truyện với những sự kiện tiêu biểu:
1 | Bà mẹ mang thai TS mấy năm mới sinh. Lớn lên cậu được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. |
2 | Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, TS giết chằn tinh chặt đầu đem về, lại bị Lí Thông lừa, TS trở về gốc đa sống bằng nghề kiếm củi. |
3 | Lí Thông cướp công TS, được vua ban thưởng phong cho làm quận công. |
4 | Công chúa bị đại bàng bắt đi, vua sai LT đi tìm. LT nhờ Thạch Sanh giúp đỡ, TS xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp kín cửa hang. |
5 | TS cứu Thái Tử con vua Thủy Tề, được thưởng cây đàn thần. |
6 | Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại, TS bị bắt vào ngục. Chàng gảy đàn, tiếng đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa. Thạch Sanh được giải oan. TS tha tội cho mẹ con LT nhưng chúng đã bị sét đánh chết và biến thành bọ hung. |
7 | TS cưới công chúa, hoàng tử các nước chư hầu kéo quân tiến đánh, TS đem đàn ra gảy, quân lính ... các hoàng tử cởi giáp xin hàng. |
8 | TS mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết. |
9 | Vua nhường ngôi cho TS. |
2. Thể loại
- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một sổ kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,... nhằm thể hiện ước mơ, niêm tin của nhân dân vê chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,...
- Truyện Thạch Sanh thuộc truyện cổ tích kể về người dũng sĩ tài năng dũng cảm.
3. Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1: Từ đầu => mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
- Đoạn 2: Tiếp => Hoá kiếp thành bọ hung: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh.
4. Ngôi kể và phương thức biểu đạt
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Bình thường: Sinh ra trong một gia đình nghèo, sống bằng nghề kiếm củi.
- Khác thường:
+ Là Thái Tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai.
+ Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ...
+ Được thần dạy võ nghệ và phép thần thông.
=> Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện quan niệm của nhân dân về người dũng sĩ tài năng với vẻ đẹp kỳ lạ, lớn lao, phi thường nhưng cũng rất gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân lao động.
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- TS đã trải qua 4 thử thách :
Những thử thách | Chiến công của TS |
- TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. | TS giết chết chằn tinh |
- TS xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang | TS cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần. |
- Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
| Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa. |
- Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. | TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng. |
=> Qua các thử thách, TS đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý:
+ Thật thà chất phác,
+ Dũng cảm, tài giỏi,
+ Nhân ái, yêu hoà bình.
* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt,đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đó sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.
* Chi tiết niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đó chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
c. Kết thúc truyện
- Thạc Sanh lấy công chúa- được vua nhường ngôi.
- Hậu quả mẹ con Lí Thông : Sét đánh chết.
- Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác) và ước mơ của nhân dân ta về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích.
2. Nhân vật Lí Thông
Tính cách của LT bộc lộ qua các hành động :
- Gian trá, xảo quyệt
- Tàn nhẫn, vô lương tâm:
- Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người...
- Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện.
b. Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)