Phần 3. Tự hào truyền thống quê hương

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Truyền thống tự hào của địa phương em: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.

- Em từng tham gia Lễ hội Đền Gióng của địa phương.

- Sau khi tham gia Lễ hội Đền Gióng em cảm thấy:

+ Biết ơn công lao của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

+ Yêu đất nước và quê hương mình nhiều hơn.

+ Cảm thấy bản thân cần phải học tập thật tốt để giúp ích cho quê hương, đất nước.

+…

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

+Tên truyền thống: Yêu nước hào hùng chống giặc ngoại xâm.

+Lịch sử ra đời: Tại Sóc Sơn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng

+Ý nghĩa của truyền thống: Ca ngợi tình yêu quê hương, lòng dũng cảm của con người.

+Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thánh Gióng

+Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó: Lập đền thờ hằng năm mở hội cho người dân đến viếng thăm.

+Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: Gắn với đền Gióng, mang câu chuyện lịch sử.

+Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: Lập đền, mở hội.

+Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: bức tranh, bài thơ, bài văn….

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.

- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…

- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)