Ôn tập trang 65

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải
 

Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Cảm nhận về thiên nhiên, sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên

- Thể thơ bốn chữ, chủ yếu dùng vần chân

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện sự nâng niu sự sống

- Thay mặt cây gửi thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây, loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời

- Thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu

- Thông điệp của bài thơ: Hãy biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà thú vị từ thiên nhiên, tạo vật

(Trả lời bởi Bùi Thị Thủy)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải

- Không thể lược bỏ đi từ “vài” vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.

- Trong ngôn ngữ học, số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó. Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.

+ Xác định được cấu trúc của văn bản.

+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.

+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.

+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu trúc và nội dung của văn bản tường trình:

- Cấu trúc:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)

+ Địa điểm, thời gian viết (dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang phía bên phải của văn bản).

+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình (ghi chính giữa)

+ Người (cơ quan) nhận văn bản tường trình.

+ Nội dung tường trình

+ Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan.

+ Kí tên

- Nội dung

+ Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc.

+ Tên cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng (nếu có)

+ Trình tự, diễn biến của sự việc, lưu ý nêu rõ nguyên nhân và hậu quả thiệt hại (nếu có)

 

+ Đề nghị của người viết, người gửi, người nhận và ngày tháng, địa điểm viết tường trình.

+ Nội dung tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Khi trao đổi, tranh luận với người khác, chúng ta cần có thái độ xây dựng và tôn trọng những ý kiến khác biệt vì:

+ Thể hiện mình là người có văn hóa.

+ Tôn trọng ý kiến người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình.

+ Mỗi người đều có một suy nghĩ, ý kiến khác nhau nên chúng ta cần tôn trọng ý kiến của họ.

+ Khi muốn đóng góp ý kiến cần thể hiện thái độ đúng mực, tôn trọng, mang sự cầu thị. Như vậy, chúng ta mới nhận được thái độ tôn trọng từ người khác.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 65)

Hướng dẫn giải

Để những nét đẹp văn hóa của cha ông được lan tỏa trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cần:

+ Giữ gìn, bảo tồn và phát huy những truyền thống, nét đẹp văn hóa tốt đẹp ấy.

+ Giới thiệu, lan tỏa rộng rãi vẻ đẹp đến cho mọi người.

+ Có cho mình cách sống, cách suy nghĩ đúng đẹp, cao đẹp.

+ Mỗi người cần tự có ý thức trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại.

+ Các chính quyền, địa phương cần tu sửa lại những giá trị văn hóa có thể cải tạo.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)