Ôn tập học kì 2

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 131)

Hướng dẫn giải

                     Đặc điểm

 

Thời kì văn học

Tác giả

Tác phẩm

Thể loại

Trung đại

(Thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX)

- Phan Bội Châu

 

- Nguyễn Dữ

 

 

- Bồ Tùng Linh

 

- Đoàn Thị Điểm

 

- Nguyễn Gia Thiều

 

- Nguyễn Du

 

- Nguyễn Đình Chiểu

 

 

- Hồ Xuân Hương

 

- Nguyễn Du

 

- Bài ca chúc Tết Thanh niên

 

- Chuyện người con gái Nam Xương

 

- Dế Chọi

 

- Nỗi niềm chinh phụ

 

- Nỗi sầu oán của người cung nữ

 

 

- Kim – Kiều gặp gỡ

 

- Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

 

- Tự tình II

 

 

- Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Thơ

 

 

- Truyện truyền kì

 

 

- Truyện truyền kì

 

- Thơ song thất lục bát

 

- Thơ song thất lục bát

 

- Truyện thơ Nôm

 

- Truyện thơ Nôm

 

 

 

- Thơ Đường luật

 

 

- Truyện thơ Nôm

Hiện đại

(đầu thế kỉ XX – nay)

- A-thơ Cô-nan Đoi-lơ

- A-ga-thơ Crit-xti

- Nguyễn Thị Ngọc Hải

 

- Phạm Cao Củng

 

- Lưu Quang Vũ

 

- Nguyễn Bính

 

- Phan Huy Dũng

 

 

 

- Nguyễn Khoa Điềm

 

- Ga-bri-en Gác-xi- a Mác -két

 

- An-tô-ni-ô Gu-tê-rét

 

 

 

- Vũ Khoan

 

 

- Thi Sảnh

 

- Trần Quốc Vượng

 

- Trần Mai Ninh

 

- Nguyễn Đăng Na

 

 

 

- Uy-li-am Sếch-xpia

 

- Coóc-nây

- Ba chàng sinh viên

 

- Bài hát sáu đồng xu

 

- Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời

 

- Ba viên ngọc bích

 

 

- Tiếng Việt

 

 

- Mưa xuân

 

- Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng”

 

- Miền quê

 

 

- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

 

 

- Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta

 

- Chuẩn bị hành trang

 

- Yên Tử, núi thiêng

 

- Văn hóa hoa – cây cảnh

 

-Tình sông núi

 

- “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người

 

- Rô-mê-ô và Giu-li-ét

 

- Lơ-Xít

- Truyện trinh thám

 

- Truyện trinh thám

 

- Văn bản thông tin

 

 

 

- Truyện trinh thám

 

 

- Thơ

 

 

- Thơ

 

- Văn nghị luận

 

 

 

 

- Thơ

 

 

- Văn nghị luận

 

 

 

- Văn nghị luận

 

 

 

 

- Văn nghị luận

 

 

- Văn bản thông tin

 

- Văn bản thông tin

 

 

- Thơ

 

- Văn nghị luận

 

 

 

 

- Kịch

 

 

- Kịch

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 131)

Hướng dẫn giải

* So sánh trinh thám với truyện truyền kì và truyện thơ Nôm:

- Truyện trinh thám: thường xoay quanh việc giải quyết các vụ án mạng,

- Truyện truyền kì: thường chứa những yếu tố siêu nhiên hoặc huyền bí.

- Truyện thơ Nôm: thường sử dụng ngôn ngữ dân dã, gần gũi với người đọc.

* Bảng so sánh:

             Đặc điểm

Thể loại

Nguồn gốc

thể loại

Kiểu nhân vật

Cốt truyện

Truyện truyền kì

Nguồn gốc từ văn hóa dân gian, thường chứa những yếu tố siêu nhiên hoặc huyền bí.

 

Nhân vật khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái.

- Mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc.

- Cốt truyện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.

Truyện thơ Nôm

 Hình thành vào khoảng thế kỉ XVI - XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn vào cuối thế kỉ XVII và nửa đầu thế kỉ XIX.

Nhân vật chính là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng…) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. 

Triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. 

Truyện trinh thám

Nhà văn người Mỹ Et-ga A-len Pâu (Edgar Allan Poe, 1804 - 1842) được đánh giá là “cha đẻ” của thể loại truyện trinh thám.

Hệ thống nhân vật gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm.

Gồm một chuỗi sự kiện mà sự kiện trung tâm là vụ án và hành trình phá án của người điều tra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Đặc    điểm

Tên

tác phẩm – tác giả

Thể thơ

Đề tài, cảm hứng chủ đạo

Nét độc đáo về nghệ thuật và nội dung

Tiếng đàn mưa – Bích Khê

Song thất lục bát

Những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phụ khi phải xa cách người chinh phu

- Bài thơ tái hiện cảnh chia li của người chinh phụ qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, buồn sầu của những người phụ nữ trong thời chiến khi tiễn chồng ra trận.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

Kim – Kiều gặp gỡ (Nguyễn Du)

Lục bát

Cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều

- Đoạn trích đã bày tỏ nỗi xót thương cũng như đồng cảm với những số phận bi kịch. Nhà thơ còn đề cao nỗi khát vọng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người.

- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, hình ảnh ẩn ý, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, tả cảnh ngụ tình,...

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

Lục bát

Lục Vân Tiên gặp một toán cướp ức hiếp một cô gái nhà lành và sự nghĩa hiệp cuả chàng

- Đoạn trích đã cho thấy Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.

Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

Thất ngôn bát cú

Nỗi cô đơn sầu tủi của cô gái.

- Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

- Thể thơ thất ngôn bát cú, từ ngữ giản dị, động từ mạnh, từ láy tượng thanh,...

Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

Tự do

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Bài thơ đã ngợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc. Tác giả thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt.

- Tính nhạc phong phú, tinh tế. Thể thơ tám chữ với lối gieo vần phóng khoáng, nhịp thơ khi trầm lắng, khoan thai, tha thiết, khi sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ… 

Mưa xuân (Nguyễn Bính)

Tự do

Bức tranh thôn quê yên bình, thanh tịnh đầy sức sống.

- Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống.

- Bài thơ được Nguyễn Bính viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên, giọng thơ nhẹ nhàng.

Bài ca chúc Tết Thanh niên

(Phan Bội Châu)

Tự do

Sự kì vọng vào thế hệ trẻ của vận mệnh đất nước.

 

- Nhà thơ cũng muốn bày tỏ nêu cao tinh thần đoàn kết. Qua đó, tác giả cũng yêu cầu các thanh niên hãy nêu cao, tu dưỡng tinh thần, gạt bỏ những ham muốn cá nhân và tinh thần sáng tạo. 

- Lời thơ chân thành, trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả thân phận và nỗi niềm nhân vật,...

Tình sông núi (Trần Mai Ninh)

Thơ tự do

Vẻ đẹp của quê hương, đất nước

- Tình yêu đất nước cùng với những con người chất phát, luôn chăm chỉ lam lũ với truyền thống yêu nước nồng nàn đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh mới giữ được nền độc lập.

- Với thể thơ tự do cùng với giọng thơ nhịp nhàng sâu lắng kết hợp với các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, từ láy, lặp từ, lặp câu ...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 132)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm văn bản nghị luận: đề cập đến vấn đề nóng hổi, hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của nhân loại.

- Đặc điểm văn bản thông tin: những chủ đề gần gũi với cuộc sống, qua đó rèn luyện sự quan sát, thu nhận thông tin từ các chuyến đi, các hoạt động trải nghiệm thành những sản phẩm ngôn từ giới thiệu, quảng bá về đất nước và lịch sử dân tộc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Nội dung tiếng Việt

Hệ thống kiến thức

 

Câu đơn và câu ghép, các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép

- Câu đơn là câu được cấu tạo bằng một cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt (cụm chủ ngữ - vị ngữ không bị bao chứa trong cụm từ chính phụ hoặc cụm chủ ngữ - vị ngữ khác).

- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên, mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ được gọi là một vế câu.

- Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ làm phương tiện nối các vế câu, chia câu ghép thành hai loại: câu ghép có từ ngữ nối các vế câu và câu ghép không có từ ngữ nối các vế câu.

- Căn cứ vào quan hệ giữa các vế câu, chia câu ghép thành hai loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế có quan hệ bình đẳng, ngang hàng với nhau. Câu ghép chính phụ là câu ghép mà các vế có quan hệ phụ thuộc, nghĩa là có vế chính và vế phụ.

• Từ ngữ nối các vế của câu ghép có thể là kết từ (và, nhưng, hay,...) hoặc các cặp từ hô ứng (.. vừa... vừa.......; bao nhiêu... bấy nhiêu,...).

Sự phát triển của ngôn ngữ: nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới

- Từ vựng của một ngôn ngữ luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của xã hội.

- Sự phát triển từ vựng thường diễn ra theo những hình thức sau: phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của nó, sáng tạo từ ngữ mới trên cơ sở từ ngữ đã có, tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài.

Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng

- Trên sách báo, ta có thể gặp tên của một số tố chức quốc tế được viết tắt. Tên viết tắt được cấu tạo bằng cách ghép những chữ cái đầu tiên của các từ trong tên gọi đầy đủ (thường bằng tiếng Anh). Ví dụ: ASEAN là tên viết tắt của Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á); WTO là tên viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới);...

- Trong tạo lập văn bản, việc sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế như vậy cần tuân theo một số quy định.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Các kiểu bài viết và yêu cầu:

Kiểu bài viết

Yêu cầu

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Tập làm một bài thơ tự do

- Gieo vần linh hoạt hoặc không có vần

- Nhịp thơ linh hoạt

- Hình ảnh sinh động

- Biện pháp tu từ đa dạng

- Từ ngữ đặc sắc

- Cảm xúc chân thực

- Nội dung, ý nghĩa sâu sắc

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

- Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc

thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ

- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

(như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu

tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Viết văn bản thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên

- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích

- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn

- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.

Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể)

- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,…)

- Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác

động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;…)

- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc,

hiện tượng

- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí

Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

- Giới thiệu được thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách

- Trình bày được cách nhìn của tác giả về đời sống

- Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách

- Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách

Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới

Viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác một bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,..

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 132)

Hướng dẫn giải

- Đề tài nói và nghe:

+ Kể một câu chuyện tưởng tượng

+ Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)

+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- Em thích nhất đề tài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử

- Vì:

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của một địa phương, một quốc gia.

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử giúp bạn mở rộng kiến thức, hiểu biết về thế giới xung quanh và khám phá những điều mới mẻ.

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử giúp tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử của một cộng đồng, một quốc gia.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)