Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

@2015980@

 

 

 

a. Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) để trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

@2016049@

b. Để thực hiện thảo luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:

  • Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất).
  • Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt.
  • Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất.
  • Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận.

2. Thực hành

Bài tập: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?

a. Chuẩn bị

  • Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc.
    • Nội dung văn bản Bạch tuộc kể về cuộc giáp chiến giữa đoàn thủy thủ trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. 
  • Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi.
    • Chi tiết về chiếc tàu ngầm hiện đại. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, những chiếc tàu ngầm mới đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai, chưa thực sự hoàn thiện và được đưa vào sử dụng. Đây là chi tiết tưởng tưởng của tác giả về một chiếc tàu ngầm hoàn thiện, có thể lặn sâu hai, ba ngàn mét.
    • Chi tiết miêu tả đặc điểm những con bạch tuộc khổng lồ.
  • Tìm hiểu các thông tin về truyện khoa học viễn tưởng.
    • Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.
    • Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất,...
    • Sự kiện trong truyện khoa học viễn tưởng có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện.
    • Tình huống trong truyện khoa học viễn tưởng thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm,...
    • Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện "đi trước thời gian", những tình huống táo bạo, bất ngờ;... 
    • Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng thường là những con người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,...) trong các lĩnh vực (đề tài) mà tác phẩm đề cập. 
    • Bối cảnh trong truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với đề tài của truyện. 
  • Chuẩn bị các tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý 

  • Văn bản Bạch tuộc kể về chuyện gì?
    • Văn bản Bạch tuộc kể về cuộc giáp chiến giữa đoàn thủy thủ trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. 
    • Trong trận giáp chiến ấy, hình ảnh con bạch tuộc hiện lên to lớn, khổng lồ, hung hãn, đáng sợ.
  • Sự việc và con người được nói tới trong văn bản ấy có thực hay không? Nội dung nào có thực, nội dung nào không có hoặc chưa có thực?
    • Những sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực, cũng vừa là sản phẩm từ trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả.
    • ​Chi tiết chiếc tàu ngầm No-ti-lớt vừa có thực vừa không có thực. Khi đó tàu ngầm mới ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai, chưa thực sự hoàn thiện, hiện đại như tác giả miêu tả.
    • Chi tiết con bạch tuộc có thật. Một số người đi biển đã nhìn thấy nó. Tuy nhiên, khi miêu tả đặc điểm của con bạch tuộc, tác giả cũng có sự sáng tạo, tưởng tượng.
    • Những con người trong câu chuyện hoàn toàn là do sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả xây dựng lên.
  • Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?
    • Những điểm cần trao đổi để thống nhất ý kiến là văn bản vừa có những chi tiết có thực, cũng vừa có những chi tiết không có (hoặc chưa có thực).
    • Thực chất đây chính là đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng.
    • Khi đọc truyện, chúng ta cần lưu ý đặc trưng của truyện để đưa ra những nhận định, cách hiểu đúng đắn về thể loại này.

- Lập dàn ý

  • Mở đầu: Nêu vấn đề cần thảo luận: Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc có thực hay không?".
  • Nội dung chính:
    • Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc.
    • Nêu ý kiến khái quát của mình.
    • Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện sự việc và con người có thực và không có hoặc chưa có thực.
    • Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.
  • Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và không có hoặc chưa có thực trong văn bản đang được thảo luận.

c. Nói và nghe

  • Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận.
  • Các cá nhân dựa vào dàn ý đã lập, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp,...
  • Trao đổi, tranh luận về các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong khi trao đổi, thảo luận.
  • Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận về các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nóiNgười nghe
  • Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa:
    • Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào?
    • Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì?
    • Có nêu được các bằng chứng cụ thể không?
  • Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (Diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ... đã phù hợp chưa?)
  • Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề đã trao đổi).
  • Tập trung chú ý theo dõi người nói.
  • Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng.