Viết: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Định hướng

a. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học.

@2011739@

b. Để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc, các em cần chú ý:

  • Xác định đối tượng biểu cảm: Con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học?
  • Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì?
  • Lập dàn ý cho bài viết.
  • Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực.

2. Thực hành

Bài tập: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích "Bạch tuộc" (Véc-nơ) đã học.

@2011800@

a. Chuẩn bị

  • Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc.
  • Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm.

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
    • Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, sự việc)?
      • Trong đoạn trích, tôi ấn tượng nhất với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô.
    • Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động hay buồn bã...)?
      • Tôi cảm thấy rất yêu mến, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô.
    • Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống, ...)?
      • Nhân vật ấy có nhiều phẩm chất đáng quý để em học hỏi: dũng cảm, vị tha, yêu thương mọi người....
  • Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
    • Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.
      • Đoạn trích Bạch tuộc kể về cuộc chạm trán giữa đoàn thủy thủ với con bạch tuộc khổng lồ. Đó là một trận chiến cam go, khốc liệt, có cả sự hi sinh, mất mát. Nhưng qua cuộc chiến đó, độc giả thấy được tinh thần quả cảm, không sợ nguy hiểm của đoàn thủy thủ. Đoạn trích miêu tả về thuyền trưởng Nê-mô - một con người bình tĩnh và rất quả cảm đã để lại ấn tượng cho tôi.
    • Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. Ví dụ:
      • Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc.
        • Tôi cảm thấy rất cảm phục, ngưỡng mộ trước những hành động của thuyền trưởng Nê-mô.
      • Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc.
        • Thuyền tưởng Nê-mô là một người tài giỏi.
        • Ông rất bình tĩnh trước sự xuất hiện của đàn bạch tuộc khổng lồ, sẵn sàng chiến đấu với chúng với sự tự tin có thể "tiêu diệt sạch lũ quỷ này".
        • Ông rất dũng cảm khi chiến đấu với những con quái vật của biển cả - đàn bạch tuộc khổng lồ.
        • Ông còn là một người có tinh thần yêu thương đồng đội, ông sẵn sàng lao vào nguy hiểm để bảo vệ đồng đội của mình.
        • Và ông là người giàu lòng trắc ẩn. Sau khi trận chiến kết thúc, ông đã ứa lệ nhìn mặt biển - nơi vừa nuốt một người đồng đội của ông.
      • Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự kiện vừa nêu.
        • Qua nhân vật thuyền trưởng Nê-mô, không chỉ tôi mà nhiều bạn đọc khác có thể học được ở ông nhiều điều. Đó là tinh thần kiên cường, mạnh mẽ khi đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Đó là tình yêu thương, tấm lòng vì người khác.
        • Cuộc chiến đấu của thuyền trưởng Nê-mô cũng như của những người thủy thủ khác trên tàu với đàn bạch tuộc khổng lồ còn cho thấy sức mạnh to lớn của con người trước tự nhiên.
    • Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong văn bản.

c. Viết

Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn biểu cảm về một nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc đã học.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 35).