Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Ví dụ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn trnh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng cụ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy ư? Con van u con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

❔ Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

❔ Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

Trả lời:

- Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là "Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.". Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.

- Câu nói thứ hai của chị Dậu có hàm ý là "Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.". Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự "giãy nảy" và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí "U bán con thật đấy ư?" cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.

2. Ghi nhớ

Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:

- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

@116604@@118407@

II. Những điều cần lưu ý

1. Người nói đưa hàm ý vào câu nói

VD: Đọc đoạn trích sau đây.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bến dọa đánh nó, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nói gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Trong hai câu của bé Thu nói với ba, chỉ có câu in đậm là có chứa hàm ý, hàm ý đó chính là nội dung đã được đưa ra trong lời nói ban đầu của nó: mời anh Sáy vào ăn cơm. Con bé phải dùng một câu có hàm ý vì nói trống không thì anh Sáu giả vờ không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu là ba.

2. Người nghe giải đoán hàm ý

Hàm ý là phần không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe tự mình giải đoán. Nếu người nghe có theo dõi lời người nói nhưng không nhận biết hàm ý gửi gắm trong lời đó, thì tức là người nghe không đủ năng lực giải đoán nó. Trong trường hợp đó, người nói nếu muốn thông báo nội dung của hàm ý thì phải điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp với trình độ của người tiếp nhận nó.

@116703@@118505@@118599@