Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu và lập dàn ý

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

(Một khúc ca)

1. Tìm hiểu đề

❓Trả lời các câu hỏi sau:

- Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?

- Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

- Bài viết này cần sử dụng tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống đề làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?

Trả lời:

- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.

- Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, biết ước mơ và hành động vì ước mơ ấy.

- Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.

- Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

- Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.

2. Lập dàn ý

* Mở bài

- Giới thiệu vấn đề (theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề).

- Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếptóm tắt nội dung chính của bài viết).

* Thân bài:

- Giải thích khái niệm “sống đẹp”.

- Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

* Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp. (Gợi ý: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ ngày nay).

@1645415@

II. Ghi nhớ

1. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:

- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

2. Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

@1645505@@1645563@