Nội dung lý thuyết
❔ Câu hỏi:
a) Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất kể dưới đây:
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch;
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
a) Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Như vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí: Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung.
❔ Câu hỏi:
a) Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc khác nhau: mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay nhau; Thủy để cả hai con búp bê lại cho Thành.
Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào. "Sự chia tay" và "những con búp bê" đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
b) Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc,... cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chẳng còn muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,...
Theo em, đó có phải chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
c. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,...
Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây:
- Liên hệ thời gian;
- Liên hệ không gian;
- Liên hệ tâm lí (nhớ lại);
- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên, hợp lí không?
Trả lời:
a) - Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc chia tay của 2 anh em.
- Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê" là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.
b) Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được. Đó là mạch lạc của văn bản.
c. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:
- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại: liên hệ tâm lí.
- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường: liên hệ không gian.
- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay: liên hệ thời gian.
- Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài: liên hệ tương phản.
- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem: liên hệ tương đồng.
=> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.
1. Văn bản cần phải mạch lạc.
2. Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).