Hướng dẫn soạn bài Tôi đi học - Thanh Tịnh

Nội dung lý thuyết

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

 

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả:

Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,... song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

2. Tác phẩm:

Tóm tắt :

Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 :
- Những điều gơi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là :
+ Lá thu ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bàng bạc.
+ Mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường...
- Toàn bộ truyện ngắn, những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự :
+ Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đến trường gợi cho "tôi" nhớ về ngày ấy cũng những kỷ niệm trong sáng.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ tới trường.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
Câu 2 : Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hỗn hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi khi :
- Cùng mẹ đi trên đường tới trường :
+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước
+ Tôi thấy trường Mĩ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
+ Một hồi trống thúc vang.
+ Mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
- Khi nghe gọi tên :
+ Ông đốc trường Mĩ Lý gọi tên từng người.
+ Tôi cảm thấy chúng tôi được người ta ngắm nhiều hơn hết
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :
+ Tôi thấy lạ lạ và hay hay.
_ Tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen.
Câu 3 :
Cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học là cử chỉ rất quan tâm, lo lắng và dịu dàng với tất cả học sinh.
Câu 4 :
- "Tôi quên thế nào được [...] giữa bầu trời quang đãng" :
+ Là 1 hình ảnh so sánh đẹp, trong sáng và đáng yeu, ngây thơ như chính tâm hồn của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi [...] ngọn núi" :
+ Là hình ảnh so sánh gần gũi với những người ở nơi đây, nơi núi và gió, mây và trời vô cùng thân thuộc.
Câu 5 :
- Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế, sâu sắc.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :
+ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Chất trữ tình tha thiết và trong trẻo.