Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Tập làm văn:

BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

(Tự học có hướng dẫn)

 

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

1. Bố cục:

Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

-> Gồm 3 phần:

* Mở bài (Đoạn 1):Nêu vấn đề nghị luận (Luận điểm xuất phát)

* Thân bài (Đoạn 2,3):

  + Luận điểm phụ 1: Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại.

  + Luận điểm phụ 2: Lòng yêu nước của nhân ta ngày nay.

* Kết bài (Đoạn 4): Luận điểm kết luận.

=> Bố cục của bài văn nghị luận.

2. Các phương pháp lập luận trong bài văn:

+ Hàng ngang 1,2: lập luận theo quan hệ nhân - quả.

+ Hàng ngang 3: lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp (đưa nhận định chung, rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, cuối cùng là kết luận: mọi người đều có lòng yêu nước).

+ Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. Đây là mục đích của bài văn nghị luận).

+ Hàng dọc 1,2: suy luận tương đồng theo thời gian (có lòng nồng nàn yêu nước -> trong quá khứ -> đến hiện tại -> bổn phận của chúng ta).

+ Hàng dọc 3: mối quan hệ nhân – quả - so sánh.

=> Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành một mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục .

* Kết luận: (ghi nhớ/sgk)

Bố cục bài van nghị luận có 3 phần:

-        Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

-        Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

-        Kết bài: nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.

II. Luyện tập:

Bài văn: “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.”

a. Bài văn nêu lên 1 tư tưởng: Muốn thành tài thì trong học tập phải chú ý đến học cơ bản.

- Luận điểm: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. -> Luận điểm chính.

- Những câu mang luận điểm (luận điểm phụ):

+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học thành tài.

+ Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.

+ Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b. Bố cục: 3 phần.

- MB: đoạn 1.

- TB: đoạn 2.

- KB: đoạn 3.

c. Cách lập luận được sử dụng trong bài là: Câu chuyện vẽ trứng của Đờ vanh xi, tập trung vào vào câu: Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

 Để lập luận chứng minh cho luận điểm nêu ở nhan đề và phần mở bài, tác giả kể ra một câu chuyện, từ đó mà rút ra kết luận

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

a. Chỉ ra câu nêu luận điểm (câu chủ đề?) trong đoạn văn trên?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

c. Chúng ta phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

d. Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?

Câu 2: Qua văn bản  Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”,  em hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.

–  Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ!

–  Ha! Ha! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.

–  Nó to đến bằng bốn con ve sầu.

–  Dế cụ mà lị.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

a)    Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên?

b)    Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó?

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

Câu hỏi: Để chứng minh cho luận điểm “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.”  Tác giả đã đưa dẫn chứng theo trình tự nào?

 

 

 

 

                                     

Khách