Nội dung lý thuyết
- Tên thật: Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê Nam Định
- Là một bác sĩ, sau chuyển sang hoạt động văn chương và gắn bó cả đời với nghiệp văn chương
- Phong cách: thơ bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư
- Thể loại: Thơ
- Phương thức: biểu cảm
- Xuất xứ: in trong “Thơ về mẹ”
- Cách gieo vần: vần lưng.
- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.
⇒ Nhận xét: Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.
- Từ ngữ: Em bé ngồi nhìn, em bé nhìn.
- Hình ảnh: Ruộng lúa, nửa vầng trăng non, cánh đồng, đom đóm, hoa mận trắng.
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa
⇒ Tâm trạng của em bé: Em bé mang tâm trạng mong mỏi chờ đợi mẹ, nhìn vào trong đêm tối đâu đâu em cũng thấy hình ảnh mẹ.
Ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thấp thỏm chờ, nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ. Hình ảnh đã khiến em suy nghĩ rằng đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa.
- Là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:
Bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
- Thể thơ tự do.
- Những hình ảnh giàu sức biểu cảm.
- Sử dụng thành công các biện pháp tư từ để làm nổi bật vẻ đẹp tình cảm gia đình.
- Ca ngợi vẻ đẹp tình mẫu tử.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp về tình cảm gia đình ở nhiều khía cạnh.