Kể về một người mà em cảm phục.
Kể về một người mà em cảm phục.
Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
b. Vì vùng biển gắn bó thường xuyên có bão lớn.
c. Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông muốn mọi người khỏi đi xa vất vả, muốn tìm con đường lên núi ngắn nhất.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Công việc làm đường của cố Đương rất nặng nhọc: ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông. Sau này, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nhằm tôn vinh việc làm của cố Đương. Cố Đương đã làm một việc khiến cho người dân không còn vất vả. Điều này khiến cho người dân vui mừng, sung sướng mà ngỡ “lên tiên”, mơ ước về thứ xa vời là bậc thang đá được thành hiện thực.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTôi là người dân cùng làng với cô Đương. Ông là vị lão có tiếng ở vùng bởi tính cần cù, không ngại khó. Sau một lần bão cuốn mất ngư cụ, làng tôi tưởng chừng không sống nổi với nghề kiếm củi vì đường lên núi quá xa. Dù rất muốn có đường đi nhanh hơn, nhưng cách ghép đá của cố Dương làm tôi bán tín bán nghi. Liệu có dễ dàng mà làm được? Ấy vậy mà sau này, thấy lão làm được những bậc thang đầu tiên tôi rất bất ngờ. Thấy có vẻ đúng ý lão nói, tôi liền ra tay giúp sức. Cho tới năm năm sau, làng tôi đã có con đường ước mơ mang tên Truông Ghép, là cách để cảm ơn với cố Đương, hay cố Ghép của làng tôi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)