Nội dung lý thuyết
1. Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.
- Thể loại: Văn bản thông tin.
1. Giới thiệu về người Chơ-ro và lễ cúng Thần Lúa
- Giới thiệu người Chơ-ro:
+ Tên gọi khác: Đơ-ro, Châu-ro.
+ Sinh sống tại Đồng Nai.
- Giới thiệu về lễ cúng Thần Lúa:
+ Thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
+ Cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.
2. Lễ cúng Thần Lúa
- Giới thiệu chung:
+Vị trí: Là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro, lễ hội lớn nhất của cộng đồng.
+ Thời gian: Được tổ chức định kì hàng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch.
+ Ý nghĩa: Là dịp để đồng bào tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.
- Tiến trình lễ cúng:
+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.
+ Lễ cúng chính thức.
+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
3. Ý nghĩa lễ cúng Thần Lúa và cảm nhận của nhân vật tôi
- Là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.
- Cảm nhận của nhân vật: Thấy rõ sự gắn bó ân tình giữa con người với thiên nhiên, lòng biết ơn của con người với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
1. Nội dung
Văn bản đã cung cấp thông tin về người Chơ-ro và lễ cúng Thần lúa.
2. Nghệ thuật
Văn bản thông tin bố cục hợp lí, thông tin chân thực, chính xác.
1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin dựa vào nhan đề, sapo và đề mục của văn bản?
Những dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thân Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin dựa vào nhan đề, sapo và đề mục của văn bản.
Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích giới thiệu về lễ cúng thần lúa của người Chơ- ro.
2. Lễ cúng Thân Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động nào? Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự nào?
+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.
+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.
+ Lễ cúng chính thức.
+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian.
3. Trong đoạn văn sau, câu nào tường thuật sự kiện, câu nào miêu tả sự kiện, câu nào thể hiện cảm xúc của người Việt?
Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sản chính đề dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thông mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn tổng vui vẻ, vừa nhậy nìa, ca hát tong âm thanh trầm bông, đặt dâu của dân công chiêng và nhiễu nhạc cụ đân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kên lúa,... Thật tưng bừng, náo nhiệt!
- Trong đoạn văn sau, câu tường thuật sự kiện: Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sản chính đề dự tiệc.
- Câu miêu tả sự kiện:
+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thông mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.
+ Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn tổng vui vẻ, vừa nhậy nìa, ca hát tong âm thanh trầm bông, đặt dâu của dân công chiêng và nhiễu nhạc cụ đân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kên lúa,...
- Câu thể hiện cảm xúc của người Việt: Thật tưng bừng, náo nhiệt!
4. Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có phải là văn bản thuyết mình thuật lại mội sự kiện? Hãy lí giải.
Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết mình thuật lại mội sự kiện là vì nội dung của văn bản này hướng đến là giới thiệu thuyết mình về lễ cúng thần lúa, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của tục lệ này.
5. Văn bản giúp em hiểu gi về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?
Văn bản giúp em hiểu về mối quan hệ khăng khít giữa con người và thiên nhiên, thiên nhiên giúp con người duy trì sự sống và con người luôn biết ơn những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.