Đọc hiểu văn bản: Khan hiếm nước ngọt.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Trịnh Văn.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Theo báo Nhân Dân (2003).

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

@315675@

- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.

→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

- Đưa ra nhận định của bản thân: 

+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn. 

+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao... 

→ Khẳng định sự không vô tận.

2. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

@315737@

- Thực trạng: 

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.

+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.

- Nguyên nhân:

+  Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.

+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.

+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.

- Hậu quả:

+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.

+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.

+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.

3. Bài học nhận thức cho con người

@315802@

- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

2. Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Văn bản Khan hiếm nước ngọt viết về vấn đề gì? Vấn đề có được nêu khái quát ở phần nào? Tên văn bản và vấn đề đặt ra trong có liên quan như thế nào?

- Văn bản nói về vấn đề tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới.

- Vấn đề đó được nêu khái quát ở phần 1.

- Tên văn bản chính là nội dung của văn bản.

2. Theo tác giả, có những lí do nào khiến nước ngọt ngày càng khan hiếm? Liệt kê ra vở các lí do theo bảng sau:

Hiện tượng

Lí do

Nước ngọt ngày càng khan hiếm

Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra.

Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối.

Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.

Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm.

3. Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì và được thể hiện rõ nhất ở câu văn, đoạn văn nào? Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có làm rõ được mục đích của tác giả không?

- Mục đích của tác giả trong văn bản này là muốn nêu lên thực trạng của tình trạng thiếu nước ngọt và kêu gọi mọi người chung tay khai thác sử dụng hợp lí.

- Câu văn thể hiện rõ nhất mục đích: đoạn cuối.

- Các lí lẽ, dẫn chứng làm rõ mục đích của tác giả.

4. Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ trân trọng nước ngọt; phê phán những hành động làm ô nhiễm, khan hiếm nước ngọt.

5. So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được những gì?

So với những điều em biết về nước, văn bản cho em hiểu thêm được vai trò của nguồn nước và thực trạng nguồn nước trên thế giới.

6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 dòng) về chủ đề môi trường, có sử dụng thành ngữ "nhiều như nước".

Gợi ý

"Nhiều như nước" vốn là một câu tục ngữ quen thuộc đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng câu tục ngữ này có thực sự đúng ở thời điểm hiện tại? Nguồn nước ngọt phục vụ con người trong sinh hoạt đang dần khan hiếm. Đó là bởi vì nguồn nước ngọt ở những địa điểm hiểm trở khiến cho việc khai thác trở nên khó khăn và tốn kém. Hơn nữa con người ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng nước vào những mục đich, nhu cầu riêng của mình. Nhưng điều tồi tệ nhất khiến nước khan hiếm là bởi vì sự thiếu ý thức của con người. Thiếu ý thức khi vứt rác bừa bãi, xả nước thải không qua xử lí,... khiến nguồn nước bị ô nhiễm, không thể khai thác sử dụng. Vì vậy, trước tình trạng nước khan hiếm như hiện nay, con người cần ý thức trong việc sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.