Đọc hiểu văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Bùi Đình Phong (1950)

- Quê quán: Hà Tĩnh.

- Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: nguồn baodanang.vn (2018).

@251490@

- Thể loại: Văn bản thông tin.

- Bố cục: Như trong sách.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

- 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.

- Giữa tháng 5, Người yêu cầu báo vụ của OSS điện về Côn Minh, đề nghị có bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

→ Bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

2. Công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập

- 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

- Sáng 26-8-1945, Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về nhiều vấn đề trong đó có việc ra mắt Tuyên ngôn Độc lập.

- 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9 đọc Tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chính phủ. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính Phủ yêu cầu xét duyệt kĩ.

@251258@

- 28 và 29-8, ban ngày làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập.

- 30-8, mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

- 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.

→ Chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo vì Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc cho nhân dân toàn quốc mà còn đọc cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.

3. Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

@251334@

- Thời gian: 14h ngày 2-9-1945.

- Địa điểm: Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình.

- Thành phần tham gia: Hàng chục vạn đồng bào.

- Phương thức: Trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2. Nghệ thuật

Kết hợp văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.

2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Nội dung chính của từng phần:

Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ.

Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.

Phàn 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3. Kẻ bảng sau vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của vản bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu:

Mốc thời gianThông tin cụ thể
22-8-1945Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
26-8-1945Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về nhiều vấn đề trong đó có việc ra mắt Tuyên ngôn Độc lập.
27-8-1945Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9 đọc Tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chính phủ. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính Phủ yêu cầu xét duyệt kĩ.
28 và 29-8-1945Ban ngày Bác làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập.
30-8-1945Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
31-8-1945Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.

4. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm mục đích gì?

Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm mục đích: giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn.

5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Thông tin cần chú ý nhất là thời gian vì đây là văn bản thông tin, sự kiện lịch sử thì cần làm rõ thời gian của nó.

6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có gì khác với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập?

- Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2-9-1945.

- Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.