Nội dung lý thuyết
- Phạm Văn Đồng (1906-2000), quê ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông là nhà cách mạng nổi tiếng, tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Ông là nhà văn lớn có nhiều công tình, bài viết nói về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của các dân tộc.
a. Xuất xứ
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).
b. Thể loại
Văn bản nghị luận.
c. Bố cục
2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp."
- Phần 2: Còn lại.
- “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất và đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”
- "Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sạch, thanh bạch, tuyệt đẹp."
=> Cách đặt vấn đề trực tiếp, đưa ra vấn đề bàn luận: đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Giản dị trong lối sống, tác phong sinh hoạt:
=> Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ.
=> Nơi ở của Bác đơn sơ, thanh bạch, tao nhã.
- Cách làm việc và quan hệ với mọi người:
- Trong lời nói và bài viết:
=> Những triết lí giản dị, sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
1. Nội dung
Văn bản ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Qua văn bản, tác giả thể hiện niềm tự hào về người con vĩ đại của dân tộc với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng, tình cảm cao đẹp.
2. Nghệ thuật
- Luận điểm cụ thể, rõ ràng.
- Dẫn chứng phong phú, xác đáng, giàu tính thuyết phục.
- Bình luận sâu sắc, chan chứa tình cảm.
- Ngôn từ giản dị, sâu sắc.